Phần lớn các tỷ phú trên thế giới đều có bằng đại học. Theo báo cáo điều tra tỷ phú của Wealth-X năm 2019, ngành công nghiệp được xem là một trong những ngành hàng đầu, đào tạo ra nhiều tỷ phú giàu có.
Vậy nên, nếu bạn muốn trở nên thành công trong tương lai thì việc học ngành gì ở trường đại học có quan trọng không? Có lẽ là quan trọng, bởi trong số những người giàu nhất thế giới, một nửa họ theo học ngành kỹ thuật hoặc khoa học máy tính. Nhưng cũng có những tỷ phú theo học các chuyên ngành khác.
Dưới đây là những ngành học của một số tỷ phú giàu có và nổi tiếng nhất của Mỹ đã học ở trường.
1. Jeff Bezos
Giá trị tài sản ròng: 155,9 tỷ USD (năm 2023).
Chuyên ngành đại học: Kỹ thuật điện và khoa học máy tính.
Trước khi trở thành CEO của Amazon (một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ), Jeff Bezos đã tốt nghiệp Đại học Princeton (ngôi trường tư thục lớn, lâu đời của nước Mỹ) năm 1986 với bằng Kỹ sư điện và Khoa học máy tính, sau khi chuyển từ chuyên ngành Vật lý sang.
Jeff Bezos nói: "Nếu Amazon không thành công, có lẽ tôi đang vui vẻ trở thành lập trình viên phần mềm ở một nơi nào đó". Tất nhiên, ông sẽ không thể giàu có như bây giờ. Vì theo Glassdoor, mức lương trung bình hàng năm của lập trình viên tại Mỹ khoảng 92.000 USD.
2. Warren Buffett
Giá trị tài sản ròng: 118,9 tỷ USD (năm 2023).
Chuyên ngành đại học: Quản trị kinh doanh và Kinh tế.
Năm 16 tuổi, Warren Buffett đăng ký và theo học chuyên ngành Kinh doanh tại trường Wharton (trường kinh doanh có tiếng thuộc Đại học Pennsylvania - Mỹ).
Nhưng sau đó 2 năm, ông chuyển đến Đại học Nebraska (trường đại học có lịch sử lâu đời nổi tiếng thứ 3 nước Mỹ, chỉ sau Đại học Harvard và Stanford). Warren Buffett tốt nghiệp cử nhân Khoa học Quản trị kinh doanh ở tuổi 20.
Buffett nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg rằng: "Tôi không muốn học đại học chút nào. Kết thúc năm thứ nhất, tôi muốn bỏ học và theo con đường kinh doanh. Nhưng bố tôi động viên rằng, chỉ một năm nữa thôi, hãy cố gắng".
Buffett thường chia sẻ về quãng thời gian học tại Đại học Nebraska: "Tôi thích tham gia các khóa học ngắn khi học tập tại đây".
Sau này, khi bị Harvard từ chối, Warren Buffett đã chọn học Thạc sĩ Khoa học về kinh tế tại trường Kinh doanh Columbia.
3. Bill Gates
Giá trị tài sản ròng: 113 tỷ USD (năm 2023).
Bill Gates theo học Đại học Harvard trong 2 năm trước khi ông bỏ học vào năm 1975 để cùng người bạn cùng lớp Paul Allen đồng sáng lập Microsoft.
Khi ở Harvard, Bill Gates học ngành Luật, và ông cũng tích cực đăng ký các khóa về khoa học máy tính nâng cao. 30 năm sau khi bỏ học, ông đã được trường Đại học Harvard trao tấm bằng Luật danh dự.
Trong một buổi hỏi đáp với sinh viên Harvard vào năm 2018, Bill Gates có nói: "Nếu bây giờ quay lại thời đại học, tôi sẽ kiên định chọn ngành Công nghệ phần mềm, bởi nó có ý nghĩa tương đương với ngành Trí tuệ nhân tạo hiện nay".
Bên cạnh đó, trong một cuộc phỏng vấn với Tổng biên tập LinkedIn - Daniel Roth, Bill Gates cũng đã khuyến khích sinh viên nên học khoa học, kỹ thuật, kinh tế và các môn chuyên ngành khác.
4. Mark Zuckerberg
Giá trị tài sản ròng: 101,3 tỷ USD (năm 2023).
Ngành học: Khoa học máy tính và Tâm lý học.
Mark Zuckerberg học Khoa học máy tính và Tâm lý học tại Đại học Harvard trước khi bỏ học để thành lập Facebook.
Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã rất đam mê với máy tính. Vào năm 12 tuổi, Zuckerberg đã viết mã Zucknet (là một phần mềm chat, về cơ bản tương tự như phần mềm chat Instant Messenger) và gửi cho người cha làm nha sĩ của mình.
Khi còn là học sinh trung học, Mark Zuckerberg cùng một người bạn là Adam D'Angelo phát triển máy nghe nhạc MP3 có tên Synapse, có thể tự động dựa vào sở thích của người dùng và đưa ra các đề xuất tương ứng.
Vào thời điểm đó, những "gã khổng lồ" công nghệ như Microsoft rất muốn mua máy nghe nhạc MP3 trực tuyến này, nhưng Mark Zuckerberg và D'Angelo đã từ chối.
5. Ray Dalio
Giá trị tài sản ròng: 19,1 tỷ USD (năm 2023).
Ngành học: Kế toán.
Raymond Dalio là một nhà đầu tư, quản lý quỹ, và nhà từ thiện người Mỹ. Ông sáng lập công ty đầu tư Bridgewater Associates - một trong số các quỹ đầu tư lớn nhất thế giới.
Ray Dalio theo học ngành Kế toán tại Đại học Long Island (Đại học tư thục ở Tiểu bang New York). Năm 1973, ông nhận bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard.
Ray Dalio luôn tin rằng học lực không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định tương lai mà những trải nghiệm xã hội và kinh nghiệm thực tiễn mới là điều mà các bạn trẻ nên chú ý.
6. Mark Cuban
Giá trị tài sản ròng: 5,1 tỷ USD (năm 2023).
Chuyên ngành đại học: Quản lý và điều hành.
Mark Cuban bắt đầu tham gia các khóa học ban đêm tại Đại học Pittsburgh (thuộc những đại học tổng hợp lâu đời nhất và uy tín nhất nước Mỹ) từ rất sớm, ngay những năm học trung học cơ sở.
Sau đó, ông đã có thể tốt nghiệp trung học sớm một năm, và được nhận vào Đại học Pittsburgh khi mới tuổi 17.
Sau một năm, Cuban chuyển đến Đại học Indiana (trường đại học hàng đầu trong hệ thống đại học Indiana) ở Bloomington, vì đây là trường kinh doanh có học phí rẻ nhất trong số 10 trường lớn hàng đầu vào thời điểm đó.
Cuối cùng Cuban tốt nghiệp trường Kinh doanh Kelley (trực thuộc Đại học Indiana) với bằng cử nhân xuất sắc ngành Quản lý và điều hành.
Mặc dù Cuban luôn tin rằng việc học và lấy bằng đại học rất quan trọng, nhưng ông không đồng tình với việc mọi người quá đề cao giá trị của tấm bằng MBA (tên viết tắt của chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Master of Business Administration).
Mark Cuban chia sẻ: "Tôi không thích học MBA, bởi tôi cảm thấy kinh nghiệm thu được trong quá trình thực tế, lớn hơn rất nhiều so với việc ngồi im nghe giảng trên lớp. Bạn có thể tham gia những khóa học MBA trực tuyến và chỉ cần bạn đủ kiên trì thì nó sẽ mang đến cho bạn nguồn kiến thức chất lượng cao, chứ không cần phải tốn nhiều tiền để đi học ở các trường kinh doanh".
6. Sarẩ Blakely
Giá trị tài sản ròng: 1,1 tỷ USD (năm 2023).
Chuyên ngành đại học: Truyền thông và Pháp luật.
Sara Treleaven Blakely là một nữ doanh nhân tỷ phú nổi tiếng người Mỹ. Đồng thời bà cũng là người sáng lập Spanx, một công ty đồ nội y với quần và xà cạp tại Atlanta, Georgia.
Sarẩ Blakely tốt nghiệp Đại học Florida (đại học công đứng đầu bang Florida - Mỹ) với chuyên ngành Truyền thông và pháp luật năm 1993.
Lúc mới ra trường, Sara hy vọng sẽ tiếp bước cha mình trở thành một luật sư bào chữa giỏi. Tuy nhiên, quá trình đó không mấy suôn sẻ, dù học chăm chỉ học đến đâu, bà cũng không vượt qua kỳ thi LSAT (bài kiểm tra tiêu chuẩn do Hội đồng tuyển sinh trường Luật thực hiện dành cho các ứng viên trường Luật tương lai).
Sau này, tình cờ bà chuyển hướng sang kinh doanh và trở thành một nữ doanh nhân xuất sắc.