Nhiều nghiên cứu cho thấy, giải quyết vấn đề trực tiếp thường là cách hiệu quả nhất.

Mặc dù ban đầu, việc “hạ mình” trước đối phương có thể không thoải mái đối với bạn, nhưng việc dọn dẹp mớ hỗn độn cảm xúc bên trong bạn có thể dẫn đến những cuộc trò chuyện trung thực có lợi cho mối quan hệ về lâu dài.

Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn làm dịu sự căng thẳng với đối tác khi họ bị tổn thương vì một vài lời nói hoặc hành vi không cố ý của bạn.

Chấp nhận cảm xúc của đối phương

Tổn thương là cảm xúc vô cùng nhạy cảm và phức tạp, vì vậy bạn đừng bỏ qua tình huống đó hoặc cố gắng nói đùa về nó.

Bạn có thể không thích cảm giác giận dỗi, hậm hực của đối phương nhưng bạn vẫn nên tôn trọng cảm xúc của họ và thể hiện sự đồng cảm.

Tất cả những gì anh ấy muốn là cảm thấy được bạn hiểu, chấp nhận và quan tâm. Ngay cả khi bạn không đồng tình với phản ứng của anh ấy, bạn cũng nên thừa nhận cảm giác tổn thương của anh ấy.

Hãy nghĩ xem, thật tuyệt biết bao khi anh ấy được nghe lời này: "Em có thể hiểu tại sao điều đó lại khiến anh tức giận". Câu nói này khiến đối tác của bạn cảm thấy được lắng nghe và nhanh chóng cân bằng cảm xúc trở lại.

Chịu trách nhiệm với lời nói và hành vi của mình

Cách làm lành hiệu quả khi bạn nhỡ miệng tổn thương anh ấy - Ảnh 1.

Khi bạn làm điều gì đó khiến đối phương tổn thương, dù cố ý hay vô tình, tốt nhất bạn nên thừa nhận cái sai của mình. Nếu bạn không rõ mình đã nói gì hoặc làm gì gây tổn thương, bạn chỉ cần xác nhận lại.

Điều quan trọng là phải cho anh ấy thấy, bạn biết mình đã phạm sai lầm và bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Thiện chí này sẽ giúp bạn tránh phải thốt ra những câu gây khó chịu như “Em xin lỗi nếu anh bị tổn thương” hoặc “Em xin lỗi vì anh đã buồn”.

Giải thích thay vì bào chữa

Một lời bào chữa không khác gì thái độ lảng tránh trách nhiệm. Nó nhằm mục đích chuyển hướng đổ lỗi cho ai đó hoặc cái gì khác.

Mặt khác, việc đưa ra lời giải thích trong khi vẫn thừa nhận hành vi sai trái sẽ khiến lời xin lỗi của bạn có trọng lượng hơn.

Thể hiện sự chân thành

Hãy chân thành trong lời xin lỗi của bạn. Thừa nhận chính xác những gì bạn đã làm sai. Mặc dù yêu cầu sự tha thứ là điều quan trọng nhưng hãy nhớ rằng đối tác của bạn có thể chưa sẵn sàng.

Hãy suy nghĩ cẩn thận về những gì bạn làm để giải quyết tình huống. Nếu bạn không chắc điều gì có tác dụng, hãy hỏi đối phương xem bạn có thể làm gì để họ cảm thấy dễ chịu hơn.

Những cử chỉ tượng trưng, những lời hứa suông và những lời xin lỗi không thành thật có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.

Cởi mở và linh hoạt

Cách làm lành hiệu quả khi bạn nhỡ miệng tổn thương anh ấy - Ảnh 2.

Giải quyết xung đột trong mối quan hệ của bạn có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng việc linh hoạt và cởi mở trong cách suy nghĩ về tình huống sẽ khiến vấn đề căng thẳng giữa hai người nhanh chóng được xoa dịu.

Tìm hiểu từ những gì đã xảy ra

Những xung đột kéo dài có thể gây bất lợi cho một mối quan hệ, thế nên sẽ rất hữu ích nếu bạn rút ra bài học từ những gì mình đã làm để ngăn chặn điều tương tự lặp lại.

Hãy luôn nhớ điều gì khiến đối tác của bạn khó chịu và kiên quyết không tái diễn. Thực hiện các bước cụ thể để thấu hiểu anh ấy tốt hơn, điều này sẽ góp phần củng cố mối quan hệ của bạn.

Khi đối tác của bạn vẫn còn buồn bã

Nếu nhiều ngày gian trôi qua mà đối tác của bạn vẫn khó chịu, bạn có thể cần thêm một chút trợ giúp.

Những xung đột ngày càng trầm trọng không có lợi cho bất kỳ ai, vì vậy, tốt nhất bạn nên giải quyết chúng ngay khi nhận ra chúng vẫn còn kéo dài hoặc xuất hiện trở lại.

Tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp có thể là bước tốt nhất tiếp theo nếu đối tác của bạn vẫn còn tổn thương.

Chuyên gia sẽ giúp bạn xác định các nhóm cảm xúc tiêu cực trong mối quan hệ và hướng dẫn bạn cách giao tiếp hiệu quả hơn. Việc tư vấn cũng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc và mối quan tâm của đối phương.

Theo verywellmind.com