- 1. Tiết gà luộc 50gr
- 2. Rau củ 1 quả chanh, 2-3 quả ớt, 3-4 tép tỏi, 5-10 chiếc lá chanh
- 3. Gia vị Nước mắm, muối, đường
Gà luộc là món ăn gần như không thể thiếu trong mâm cúng mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Nếu bình thường, bạn vẫn hay chấm gà luộc với muối vắt chanh, vậy thì nhất định nên ghim loại nước chấm gà luộc mà chúng tôi gợi ý trong bài viết này.
Thao tác siêu đơn giản mà thành phẩm đảm bảo có thể giúp chị em "chén" cả con gà không thấy chán.
Cách làm nước chấm gà luộc
Với các loại nước chấm có sử dụng nước mắm, bạn nên lựa chọn những loại nước mắm đậm đà, có độ đạm cao như Nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm, Nước mắm cá cơm Thuận Phát 60 độ,.... Nước mắm có độ đạm cao là nước mắm đã được nhà sản xuất cô đặc lại. Đặc điểm của loại nước mắm này là độ sánh mịn cao, có màu nâu đỏ hương vị đậm đà và đặc biệt có mùi hơi nồng.
Bạn có thể tìm mua các loại nước mắm đậm đà, độ đạm cao tại các chuỗi siêu thị BigC, Vinmart,... hoặc đặt mua online trên Shopee, Tiki, Lazada,...
Cách làm nước chấm gà luộc
Sơ chế các nguyên liệu
Bạn băm nhỏ hoặc dùng dĩa dầm nhỏ phần tiết gà luộc.
Bạn bóc vỏ tỏi, băm nhỏ. Lá chanh rửa sạch, để ráo và thái sợi. Ớt cũng rửa sạch, lau khô và thái nhỏ nha.
Pha nước chấm gà luộc
Bạn cho tất cả các nguyên liệu vào bát tiết gà đã dầm, gồm: Tỏi, ớt cắt nhỏ, lá chanh thái sợi, 3-4 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường kính. Vắt lấy nước cốt của 1 quả chanh vào cùng. Trộn đều, thế là xong!
Vậy là chỉ với 2 thao tác cực đơn giản, chị em đã có ngay bát nước chấm gà luộc ngon xuất sắc để món gà luộc thêm phần thi vị rồi đó. Tùy vào khẩu vị mà bạn có thể tăng hoặc giảm lượng ớt.
Tiết động vật nói chung và tiết gà nói riêng là một trong những loại thức ăn bổ máu lý tưởng. Hàm lượng sắt trong tiết gà tương đối cao, tồn tại bằng hình thức huyết sắc tố sắt, dễ được cơ thể hấp thu khi ăn. Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên ăn nhiều các món có tiết động vật để phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Đồng thời, trong tiết gà còn có nguyên tố vi lượng coban có tác dụng phòng chữa nhất định đối với các bệnh thiếu máu khác như thiếu máu ác tính.
Ngoài ra, tiết gà còn có tác dụng nhuận tràng, có thể rửa sạch cặn bã trong ruột và có tác dụng làm sạch hết các chất có hại như hạt kim loại hoặc cặn rác... để tránh bị ngộ độc do tích đọng.