Dùng hóa chất nhổ lông gà, vịt siêu nhanh
Vừa qua, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Hậu Giang vừa kết hợp với các đơn vị Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và thủy sản; Chi Cục thú y; Đội quản lý thị trường số 5; đến kiểm tra với Cơ sở giết mổ gia cầm ở Ấp Tân Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đang giết mổ trên 550 con gia cầm có sử dụng hóa chất màu đen để nhổ lông vịt. Những con vịt sau khi cắt tiết và làm lông sơ bộ rồi được nhúng vào lò chứa chất dung dịch màu đen, sau đó nhúng vào nước lã. Sau một lúc, lớp keo đông cứng lại và người chế biến chỉ cần lột lớp màng đen bao phủ bên ngoài toàn thân gia cầm sẽ sạch bong nhìn bắt mắt. Theo chủ cơ sở mỗi ngày cơ sở giết mổ trên 2.500 con vịt, hiện trong kho lưu giữ còn trên 2.100 con gia cầm cũng có sử dụng chất màu đen để làm sạch lông vịt.
Việc các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm dùng nhựa thông trong giết mổ các loại gà, vịt không còn xa lạ. Tuy nhiên mức độ của những hóa chất này khi dính vào những loại thực phẩm mà chúng ta ăn về lâu dài lại rất độc hại, gây ngộ độc, dễ phát sinh các bệnh nan y, thậm chí đe dọa tính mạng của người tiêu dùng.
Nhựa thông là một loại hóa chất nằm trong danh mục “đen” của Bộ Y tế, cấm đưa vào chế biến thực phẩm trong bất kỳ hình thức nào. Vì trong nhựa thông có đến 70% là colofan, chủ yếu dùng chế biến xà phòng, làm keo trong và công nghiệp chế tạo vi mạch điện tử hoặc chất đốt. Nếu dùng trong chế biến thực phẩm sẽ vô cùng độc hại, là mối nguy cơ gây ra các chứng bệnh nan y đối với người dùng thực phẩm tẩm ướp nhựa thông.
Theo kỹ sư hóa thực phẩm Hồ Thị Thu Thủy, nhựa thông lấy từ cây thông sẽ thu được tinh dầu thông, phần còn lại (chủ yếu là hợp chất colofan) sử dụng làm keo trong sản xuất giấy, công nghiệp điện, làm chất đốt, phối hợp với một số phụ gia làm keo dán giày dép, chấm mối hàn các vi mạch điện tử... Dầu thông thường sử dụng như một chất tạo mùi thơm trong các loại dầu tằm và làm thuốc tẩy uế, khử trùng…
Khi gà được nhúng qua hóa chất này, gà được thẩm thấu xung quanh các lỗ chân lông rồi đông “cứng” lại. Lúc này, người làm chỉ việc lột nhẹ “mảng hóa chất” có dính lông gà, lông vịt, là sạch trụi lông bằng phẳng, bóng bẩy.
Nguy hiểm khi ăn phải gà nhổ lông bằng hóa chất
Phân biệt gà nhổ lông bằng hóa chất và nhổ lông thủ công
Theo các chuyên gia bình thường rất khó phát hiện thịt gia súc, gia cầm sử dụng nhựa thông trong việc giết mổ. Người tiêu dùng có thể phân biệt bằng 1 số cách sau:
Gà, vịt nhổ lông thủ công: Người tiêu dùng nên mua gà sống trực tiếp theo dõi giết mổ. Với những gia cầm gà, vịt nhổ lông bằng nước sôi thường vẫn còn sót lại lông và đặc biệt các loại lông tơ rất khó hết.
Với những gà mổ sẵn chọn thịt gà trông phải tươi, thịt không có mùi hôi hoặc mùi kháng sinh, trên da không có vết bầm tím hoặc tụ máu, nên ngửi trước khi mua. không nên chọn những con gà đen sạm vì đó là gà đã chết trước khi làm.
Khi chế biến thức thịt gà, vịt,… nếu rửa sạch, kỹ, trước khi nấu. Trong quá trình nấu nướng, nấu chín kỹ cũng làm nhựa thông bị phân hủy do nhiệt độ, giảm đáng kể nguy cơ gây độc hại cho người ăn.
Gà nhổ lông bằng hóa chất: Loại gà vịt được nhổ lông bằng hóa chất thường có da bóng phẳng lì, không còn lông dù các loại lông tơ và có thể còn mùi lạ trên cơ thể gà.
Để tránh mua phải gà vịt nhổ lông bằng hóa chất, người tiêu dùng nên hạn chế mua các loại gà mổ rồi, hàng trôi nổi không có dấu kiểm dịch thú y rất có thể nhiều cơ sở kinh doanh dùng các loại hóa chất trong việc giết mổ các loại gia cầm này.
Ngoài ra, người tiêu dùng cần lưu ý, khi chế biến thức ăn từ thịt gà, vịt, heo… phải rửa thật sạch. Nếu rửa sạch, kỹ, hàm lượng nhựa thông còn sót lại trên thịt cũng sẽ giảm đi đáng kể. Trong quá trình nấu nướng, cần nấu chín kỹ vì khi thịt chín kỹ, hàm lượng nhựa thông cũng bị phân hủy, giảm nguy cơ gây độc hại cho người ăn