Câu hỏi: Thu nhập 8 triệu/tháng nên phân bổ chi tiêu như thế nào để tiết kiệm được 3 triệu/tháng?
Quản lí ngân sách không chỉ đơn giản là thanh toán các hóa đơn đúng hạn mà là việc xác định xem số tiền cần phải chi tiêu và phải chi tiêu cho những khoản mục nào là hợp lý.
Học cách quản lý tài chính từ sớm và biết tiết kiệm cũng là phương pháp giúp bạn đảm bảo được tài chính cho tương lai. Theo đó bạn có thể tự lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình.
Và nếu bạn là người có mức lương khoảng 8 triệu/tháng, đang sống độc thân và tìm kiếm một phương pháp để bắt đầu quản lí ngân sách một cách dễ dàng thì chuyên gia tài chính Hoàng Phương Thảo (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) sẽ cung cấp một kế hoạch chi tiêu cơ bản để phân bổ nguồn tiền một cách hợp lý. Với cách mà chuyên gia hướng dẫn dưới đây, bạn có thể dễ dàng tiết kiệm từ 35% - 45% thu nhập mỗi tháng.
- Tiền thuê nhà: 1,5 - 2 triệu
Thuê nhà ở các thành phố lớn thường có mức giá đắt đỏ. Điều này vô hình trung khiến nhiều người độc thân đặc biệt là những người ở tỉnh lẻ phải chi một khoản tiền rất lớn trong ngân sách của mình. Để tiết kiệm được tiền trong việc thuê nhà, bạn có thể lựa chọn hình thức ở ghép, số lượng người từ 2 -3 để giảm thiểu chi phí.
Theo Phương Thảo, trên thị trường thì một căn hộ chung cư mini có thang máy thường có mức thuê vào khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/tháng. Bạn có thể thuê ít nhất từ 2 người để chia đều số tiền này cho bớt gánh nặng. Cuối tháng cộng thêm tiền điện nước bạn nên dự trù trong khoảng chi nhiều nhất là 2 triệu đồng.
- Tiền ăn: 2 triệu/tháng
Ăn uống cũng là một đầu việc chi tiêu tốn kém của mọi người. Với những người độc thân, vấn đề lớn nhất mà họ gặp phải, tác động nhiều tới tài chính để tiết kiệm được là phải cố gắng nấu ăn thay vì ăn hàng tốn kém.
Để tiết kiệm, người độc thân nên cố gắng đi chợ 1 tuần 1 lần, chi phí cho mỗi lần khoảng 500k. Số tiền này phân bổ hợp lý bao gồm: 350k cho tiền thịt, 100k tiền hoa quả, 50k tiền rau xanh nấu canh.
Chuyên gia Phương Thảo cho biết, số tiền này dựa trên con số tính toán nếu mua trong siêu thị. Ngược lại, muốn tiết kiệm hơn bạn có thể tới các chợ đầu mối, đi sớm, mua từ 2 tuần/lần để tích trữ trong tủ lạnh đảm bảo sẽ còn rẻ hơn.
Gợi ý cho bạn cách nấu ăn với số tiền này để có mâm cơm đầy đủ chất dinh dưỡng mà số tiền vừa phải, hợp lý như sau:
- Cafe và hiếu hỉ: 500k
Là người có mức lương thấp lại muốn có tiền tích lũy, bắt buộc bạn phải giảm số tiền chi tiêu cho nhu cầu giải trí, vui chơi. Trong tình hình dịch bệnh việc hạn chế tụ tập, giải trí cũng là điều hợp lý, nhờ vậy bạn có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Cố gắng hạn chế việc tụ tập, cafe bạn bè và dành số tiền này nếu có hiếu hỉ hàng tháng sẽ giúp bạn giảm chi ở mức thấp nhất.
- Xăng xe, điện thoại, xà phòng, giấy vệ sinh: 500k
Với các nhu cầu sinh hoạt còn lại trong cuộc sống như xăng xe, điện thoại, xà phòng, giấy vệ sinh bạn nên tính toán. Hiện tại, các dịch vụ mạng xã hội có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí điện thoại. Bạn có thể mua xà phòng, giấy vệ sinh 1 lần và sử dụng cho từ 1-3 tháng. Cách mua chung với bạn cùng phòng cũng giúp bạn giảm được số tiền phải chi, không sợ hết hạn và dùng đồ mới thường xuyên hơn.
Tổng kết
Các khoản chi được chị Phương Thảo hướng dẫn trên đây được gói gọn trong gói chi tiêu 5 triệu/tháng, mục tiêu giúp người độc thân để dư được ít nhất 3 triệu/tháng.
"Tiền ăn uống, đi chợ mình đã để khá cao, thực tế nhiều người độc thân thường nấu cơm chung, ở nhiều người thì tiền ăn và tiền trọ sẽ giảm đi rất nhiều. Tháng nào tiết kiệm, không hiếu hỉ, không ăn ngoài có thể tiết kiệm được từ 3,5 - 4 triệu là rất bình thường. Vậy là bài toán chi tiêu tiết kiệm lương 8 triệu/tháng để dành được ít nhất 43% cũng rất có cơ sở và dễ thực hiện".