Time-out hay "thời gian tự kiểm điểm" là một phương pháp phạt con đang ngày càng trở nên phổ biến với các bậc phụ huynh mỗi khi trẻ mắc lỗi. Đơn giản chỉ là mỗi lần như thế, bố mẹ sẽ cho trẻ ngồi một mình ở một góc nào đấy yên tĩnh để tự suy ngẫm về lỗi của mình, bình tĩnh trở lại và rút kinh nghiệm cho lần sau.

Cách phạt con hại nhiều hơn lợi nhưng đa số các bố mẹ nghĩ là đúng - Ảnh 1.

Đang ngày càng có nhiều phụ huynh áp dụng phương pháp timeout (Ảnh minh họa).

Thế nhưng một vài nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng phương pháp này có hại nhiều hơn là lợi. Bài viết sau đây được trích từ một cuốn sách về cách dạy con nổi tiếng "ParentSpeak: What's Wrong With How We Talk to Our Children—And What to Say Instead" (Tạm dịch: ParentSpeak: Những lỗi thường mắc phải trong cách bố mẹ nói chuyện với con cái - Và thay vào đó chúng ta nên nói những gì) của tác giả người Mỹ Jennifer Lehr.

Khi tôi nhỏ, mỗi lần tôi hư hay cư xử không đúng, bố mẹ tôi thường để tôi một mình trong phòng, đơn giản là cho tôi thời gian để bình tĩnh lại và sau đó tôi có thể ra khỏi phòng và vui chơi bình thường.

Khi ở 1 mình trong phòng, tôi đã la hét và khóc to hơn. Thậm chí khi tôi được ra ngoài, tôi vẫn ngồi lì bên trong – đấy coi như là cách để "trả thù" lại bố mẹ mình. Nhưng không ai tỏ ra quan tâm với những trò tôi bày ra nhằm gây sự chú ý.

Và không bất ngờ lắm khi 30 năm sau, khi tôi làm mẹ, nghe ngóng những bậc phụ huynh khác cũng áp dụng timeout với con mình. Ai cũng biết làm bố mẹ không dễ dàng gì, nhưng tôi cũng cảm thông với lũ trẻ. Liệu có cách nào tốt hơn cái luật đấy không?

Khi con gái 18 tháng tuổi của tôi khám sức khỏe định kì, bác sĩ đã nói điều khiến tôi hết sức bất ngờ: "Bây giờ đã đến lúc cô nên dùng timeout khi mà cô bé có biểu hiện không nghe lời. Hãy phớt lờ cô bé ngay cả khi con không chịu ngồi yên, dần dần cô bé sẽ hiểu."

Cách phạt con hại nhiều hơn lợi nhưng đa số các bố mẹ nghĩ là đúng - Ảnh 2.

Phương pháp timeout có đúng là có hiệu quả trong mọi trường hợp? (Ảnh minh họa).

Tôi tìm đến một vài bác sĩ có danh tiếng hơn, trong đó có giáo sư khoa tâm thần học trường Trường Đại học Dược UCLA Daniel Siegel và đồng nghiêp của ông ấy là bác sĩ Tina Payne Bryson khoa thần kinh - những chuyên gia nghiên cứu cách thức các mối quan hệ và bộ não phản ứng để hình thành nên suy nghĩ. Họ nói rằng: "Timeout chỉ khiến cho trẻ giận dữ hơn, khiến chúng khó kiểm soát bản thân hơn, và chúng sẽ nghĩ bố mẹ mình thật nhỏ nhen khi phạt mình như thế."

Thực tế, bác sĩ Daniel và Tina cũng như nhiều chuyên gia khác cho rằng việc áp dụng phương pháp timeout dễ gây cho trẻ cảm giác bị bỏ rơi, không được yêu thương và hình thành nỗi sợ hãi và buồn rầu. Lí do theo như bác sĩ Laura Markham giải thích thì việc áp dụng hình thức phạt này gần như là cách khơi dậy nỗi sợ hãi bị bỏ rơi.

Cụ thể hơn, lí do không nên áp dụng cách này là vì trẻ em vốn được sinh ra và quen với sự dựa dẫm, che chở, tình yêu thương cưng nựng của bố mẹ. Chúng chỉ cảm thấy an toàn khi được trong vòng tay quan tâm chăm sóc của bố mẹ. Nếu cảm giác kết nối với bố mẹ bị rạn nứt, trẻ sẽ cảm thấy bị xa cách và không còn được yêu thương.

Vậy, bố mẹ có thể làm gì thay vì áp dụng timeout?

Bước 1: Hãy đáp lại con trước

Khi trẻ cư xử sai, bố mẹ phải có mặt để giúp đỡ con, giải thích con đã làm sai điều gì, nhưng không nên trách cứ hay phán xét.

Bước 2: Thể hiện tình yêu và sự quan tâm

Điều khó khăn nhất đối với bố mẹ khi con cái hành xử không đúng là cho con biết họ vẫn yêu chúng. Ví dụ, những lời nói như: "Bố mẹ biết con gặp khó khăn và bố mẹ muốn giúp đỡ con" có thể cho trẻ thấy rằng bạn là một phụ huynh biết thông cảm và giúp đỡ con.

Cách phạt con hại nhiều hơn lợi nhưng đa số các bố mẹ nghĩ là đúng - Ảnh 3.

Hãy cho trẻ biết là dù thế nào thì bố mẹ vẫn luôn yêu và ở bên cạnh trẻ (Ảnh minh họa).

Bước 3: Giải tỏa

Bố mẹ muốn con cái suy nghĩ về những hành xử sai lầm hay cách giải quyết vấn đề thì trước hết họ phải để cho trẻ bình tĩnh lại. Mỗi trẻ lại cần một cách giải tỏa khác nhau. Có trẻ thì chỉ cần nhận được tín hiệu "chấp nhận lỗi lầm của con" của bố mẹ thì bình tĩnh lại ngay, nhưng có những trẻ khác cần được âu yếm hay cần không gian riêng, một số khác thì cần được khóc cho "đã". Dù có là cách nào thì bố mẹ cũng cần cho con thời gian để bình tĩnh trở lại.

Bước 4: Giải quyết vấn đề

Đừng nghĩ rằng bắt con cái phải hành xử hay làm theo những gì bố mẹ muốn là cách duy nhất giải quyết vấn đề. Còn rất nhiều cách khác và quan trọng là bố mẹ phải biết sáng tạo và linh hoạt trong những trường hợp khác nhau. Ví dụ, nếu trẻ không chịu ngồi yên ở một nhà hàng sang trọng, thay vì đưa ra timeout, bố mẹ có thể đem theo sách tô màu cho trẻ tô màu hoặc đưa đồ chơi đơn giản cho trẻ. Hay đưa trẻ ra ngoài chơi trong thời gian đợi thức ăn, hoặc nói chuyện về thứ gì đó mà trẻ hứng thú.

Nguồn: goodhousekeeping