Trong quan niệm truyền thống, điều hạnh phúc nhất khi về già không gì hơn là được sống cùng con cháu và tận hưởng sự ấm áp trong gia đình.
Tuy nhiên, khi về già mới nhận ra không phải lúc nào sum vầy đủ đầy mới là hạnh phúc, đôi khi lại trở thành rắc rối, phiền muộn.
Trên thực tế, nếu muốn sở hữu cuộc sống ổn định và thoải mái trong những năm cuối đời, cần phải suy nghĩ kỹ càng 3 điều dưới đây, nếu không hối hận cũng đã muộn.
1. Sống cùng con cái
Hẳn rằng nhiều người cảm thấy rằng ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà là một điều vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy.
Cũng giống như câu chuyện được đăng tải trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và tâm sự) này:
Vợ chồng bà Chương sống cùng con trai và con dâu. Trong mắt người khác, hai vợ chồng con trai rất hiếu thảo và biết quan tâm đến bố mẹ. Tuy nhiên, chỉ có bà Chương mới biết lý do tại sao con trai và con dâu của bà vẫn không muốn dọn ra ngoài dù đã có nhà riêng.
Trong những năm qua, bà Chương đã quán xuyến hết việc nhà, giặt giũ lau nhà, đi chợ nấu nướng, mua sắm các loại nhu yếu phẩm hàng ngày... Tất nhiên, ngoài ra bà Chương còn phải chăm sóc hai đứa cháu với ba bữa và sinh hoạt hàng ngày.
Tuổi tác ngày một lớn, sức khỏe của bà Chương ngày càng sa sút, bản thân còn khó chăm sóc chứ đừng nói đến việc chăm hai đứa cháu hiếu động. Điều khiến bà Chương đau lòng hơn cả là mỗi khi cháu cư xử không tốt, con dâu lại đổ lỗi và cho rằng bà Chương làm hư cháu. Điều này khiến bà rất mệt mỏi và vô cùng tổn thương.
Câu chuyện của bà Chương không phải hiếm hoi. Con trai và con dâu ở với bố mẹ chồng lấy danh nghĩa “báo hiếu” nhưng thực chất là làm khổ người già hơn.
Do đó, hãy hiểu rằng khi về già, không phải sống cùng với thế hệ sau lúc nào cũng vui vẻ, đôi khi lại phiền lòng muôn phần. Vì vậy mà nhiều người khi đến tuổi nghỉ hưu, họ cố gắng sống một mình, vừa hạnh phúc trong những khoảnh khắc con cháu ghé thăm vừa an hưởng tuổi già.
2. Nhận lời chăm cháu
Ngày nay, giới trẻ phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống và công việc, cha mẹ xót con vất vả sẽ chủ động san sẻ để chăm cháu.
Bà Lưu một mình chăm sóc hai cháu gái ở quê hơn 10 năm. Bà hiểu tinh thần kinh doanh muốn làm việc chăm chỉ của những người trẻ tuổi, tuy nhiên, những năm qua, số tiền phụ giúp của con trai và con dâu gửi về rất ít, chi phí sinh hoạt của hai cháu đều do bà tự chi và một phần đến từ công việc ở công trường của ông nội.
Bà không một lời phàn nàn về việc dùng tiền bạc và công sức chăm sóc hai đứa cháu gái hơn 10 năm, dù sao cũng là cháu gái ruột của mình. Tuy nhiên, điều khiến bà Lưu buồn lòng là mỗi khi con dâu về quê ăn Tết, hai con đều không muốn gần gũi, con dâu luôn miệng trách cứ bà.
Hơn 10 năm chăm cháu, cuối cùng không được đền đáp chút nào, ngược lại còn “khiến con cái sinh hận, bản thân thì đau khổ”.
Chăm cháu phụ giúp con cái là điều không hề sai, nhưng chỉ mong mọi người không xem đây là trách nhiệm phải làm của bậc trưởng bối trong nhà.
3. Chi tiền cho con
Với sự phát triển của thời đại, việc dựa vào con cái để an hưởng tuổi già rõ ràng là điều không thực tế.
Nhiều người chọn cách cố gắng làm việc kiếm tiền và dành dụm để cho mình cuộc sống đủ đầy sau khi nghỉ hưu. Về già phải để đủ tiền lo cho mình, không được tiêu hết tiền cho con cái. Sau khi kết hôn và bắt đầu kinh doanh, con cái nên tự chịu trách nhiệm về cuộc sống, thay vì dựa dẫm vào cha mẹ một cách mù quáng.
Nếu quá dung túng và hỗ trợ con cái những khoản chi tiêu tài chính lớn vượt tầm kiểm soát của mình, điều đó sẽ chỉ khiến con ngày càng kiêu ngạo và tham lam, không thể tự lập.
Vì vậy, bất luận cha mẹ có tiền hay không, sau khi con cái lập gia đình, lập nghiệp nhất định phải kiên quyết không chi cho con quá nhiều, nếu không tuổi già bấp bênh, không có cảm giác an toàn.