Sinh thiết cổ tử cung là phương pháp lấy các mô từ cổ tử cung để xét nghiệm và phát hiện các dấu hiệu ung thư ở cổ tử cung.
Mục đích của việc làm sinh thiết cổ tử cung
Loạn sản (tế bào bất thường) xảy ra khi vùng phía ngoài cổ tử cung thay đổi. Sinh thiết cổ tử cung được thực hiện trong trường hợp có sự loạn sản hay xuất hiện các tế bào ung thư tại cổ tử cung.
Việc làm sinh thiết cổ tử cung giúp phát hiện dấu hiệu ung thư cổ tử cung hoặc các tế bào tiền ung thư (các tế bào mà không phải là ung thư nhưng có dấu hiệu bất thường). Trong trường hợp sau khi làm sinh thiết phát hiện và các tế bài loại này, có thể bạn sẽ phải đối mặt với bệnh ung thư sau một vài năm.
Sinh thiết cổ tử cung còn giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh khác như: phát hiện khố u trên cổ tử cung, mụn cóc sinh dục do HPV gây ra và tăng nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư bộ phận sinh dục...
Loạn sản (tế bào bất thường) xảy ra khi vùng phía ngoài cổ tử cung thay đổi. Ảnh minh họa
Các loại sinh thiết cổ tử cung
Để thực hiện việc sinh thiết cổ tử cung, có người chỉ cần lấy một số mô để xét nghiệm trong khi những người khác có thể phải loại bỏ hoàn toàn các mô bất thường. Thậm chí có người còn được điều trị cho các tổn thương tiền ung thư ngay trong quá trình làm sinh thiết.
Một số cách thức sinh thiết cổ tử cung có thể được thực hiện là:
- Lấy mô nhỏ: Trong thủ thuật này, một mảnh nhỏ của mô được lấy ra từ cổ tử cung và các bác sĩ sẽ thực hiện một hoặc nhiều lần sinh thiết trên mảng mô được lấy ra đó.
- Khoét chóp: Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng một con dao mổ laser khoét một mảnh mô hình nón từ cổ tử cung để làm xét nghiệm phát hiện các dấu hiệu ung thư.
- Nạo trong tuyến cổ tử cung: Bác sĩ dùng một dụng cụ nhỏ để cạo lớp niêm mạc của tế bào trong cổ tử cung. Khu vực được cạo là vùng mà không thể được nhìn thấy từ bên ngoài cổ tử cung.
Thông thường, sinh thiết cổ tử cung được thực hiện như một phần của một thủ tục soi cổ tử cung và có sự giúp đỡ của soi cổ tử cung. Để soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ phải dùng một công cụ với ống kính đặc biệt, cho phép phóng đại các mô cho dễ nhìn.
Rủi ro của sinh thiết cổ tử cung
Vì đây cũng là một thủ tục phẫu thuật nên nguy cơ biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra. Các biến chứng thường gặp nhất bao gồm nhiễm trùng và chảy máu, hẹp ống cổ tử cung và giảm khả năng có con. Bên cạnh đó các sinh thiết khoét chóp có thể làm tăng nguy cơ vô sinh và sẩy thai.
Trong trường hợp bạn nhạy cảm với i-ốt, thuốc men hoặc cao su latex, bạn nên nói với bác sĩ trước khi làm sinh thiết cổ tử cung. Ngoài ra, nếu nghi ngờ đang mang thai, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ để biết có nên làm sinh thiết hay không.
Lưu ý trước khi làm sinh thiết
- Bạn không nên thụt rửa bên trong âm đạo hay giao hợp.
- Nên đi tiểu trước khi làm thủ thuật và hỏi bác sĩ xem có cần dùng thuốc giảm đau hay không.
Một số bệnh đặc thù thường gặp nhất ở phụ nữ bao gồm: viêm âm đạo, kinh nguyệt thất thường, u xơ tử cung và u nang buồng trứng