Nhìn bài nhau dường như là một thói quen của các cô cậu học sinh, vì chắc chắn rằng chưa ai đi học mà chưa từng nhìn bài bạn hay cho bạn nhìn bài. Thế nên, từ lâu các thầy cô đã phân đề kiểm tra ra làm 2, 3 hoặc nhiều đề để trị cái tội "đoàn kết" lúc không cần thiết của các em học sinh.

Thường thì giáo viên chọn đánh mã đề theo số, chẳng hạn như đề 1, đề 2, đề 3... để học sinh dễ tìm thấy mã đề và cũng để thầy cô dễ chấm bài. Nhưng mới đây, trong bài kiểm tra 1 tiết môn Anh văn lớp 12, cả lớp được phen cười ngất khi nhìn vào ô vuông quen thuộc.

Cầm tờ đề kiểm tra 1 tiết môn tiếng Anh, cả lớp được phen cười ngất khi nhìn vào mã đề  - Ảnh 1.

Học sinh méo mặt khi nhìn mã đề.

Cũng không biết do lỗi font chữ hay thầy cô cố tình ra mã đề như thế để đánh đố học sinh mà mã đề được ghi bằng... tiếng Thái. Đúng là khi nhìn vào mã đề này, học sinh chỉ còn nước "tự lực cánh sinh" chứ có biết đọc mã như thế nào đâu mà hỏi.

Sau khi mã đề này lộ diện, hàng loạt "lũ tiểu quỷ" nhao nhao lên, ào ào vào kể mã đề của thầy cô mình.

- Có mã là ổn rồi. Giáo viên của tớ còn không in mã cơ, cứ tưởng một đề ai dè 6-7 đề gì đấy. Phải đọc câu hỏi trước khi nói đáp án để xem có giống không. Đôi khi câu hỏi giống như đáp án bị xáo trộn cơ. IQ 200.

- Cô tớ còn cho mã đề theo câu "không nói được", "biết làm gì", "đừng làm phiền", "không biết".

- Thế này thì làm sao tìm thấy đồng đội.

- Chắc cô đang học thêm tiếng Thái.

Thế mới thấy, dù học sinh có tinh quái bao nhiêu thì cũng không qua được kinh nghiệm đứng bục giảng nhiều năm của thầy cô. Quay cóp, gian lận thi cử... chỉ là chuyện nhỏ, một khi giáo viên đã ra tay thì học sinh chỉ có khóc thét thôi. Vậy nên các em hãy chăm chỉ học tập, ôn luyện kỹ để bước vào kỳ thi một cách tự tin nhé.