Ngày 26/11, cả thế giới bàng hoàng khi hay tin huyền thoại bóng đá Maradona đột ngột qua đời ở tuổi 60 vì bệnh tim. Theo Goal.com, Maradona đã nhập viện từ đầu tháng 11, vài ngày sau khi tổ chức sinh nhật vì mệt mỏi. Các xét nghiệm cho thấy có cục máu đông trên não của Maradona và vào sáng thứ hai (23/11), Maradona bị trụy tim, dù các bác sĩ đã cố gắng nhưng vẫn không thể cứu được ông.

Sự ra đi của huyền thoại bóng đá Maradona khiến dư luận sửng sốt và xót thương. Theo các chuyên gia, Maradona là một nạn nhân của bệnh tim mạch và trường hợp đột tử của ông cũng là hồi chuông cảnh tỉnh để tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi quan tâm đến sức khỏe hơn.

_115641693_maradonagetty.jpg

Maradona thời trẻ.

Nhiều người cho rằng, ung thư là đáng sợ nhất nhưng thực tế bệnh tim mạch mới là bệnh lý nguy hiểm, gây tử vong đột ngột cao. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Bệnh lý tim mạch tưởng chừng là căn bệnh chỉ gặp ở người lớn tuổi, nhưng nhiều năm gần đây tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn nhiều.

Bệnh trụy tim khiến Maradona tử vong là gì?

ThS. BS Phan Thái Hảo (Giảng viên Bộ môn Nội tổng quát, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM) cho biết: Tình trạng trụy tim sẽ xảy ra nếu hệ thống "điện nội bộ" của tim gặp trục trặc khiến tim phải ngừng hoạt động một cách đột ngột. Mặc dù nhồi máu cơ tim và trụy tim là khác nhau, tuy nhiên, một cơn đau tim đôi khi có thể gây ra rối loạn "điện nội bộ" và dẫn đến trụy tim đột ngột.

Cũng theo bác sĩ, trụy tim có thể gây tử vong hoặc tàn tật cho người bệnh. Gây tổn thương não chỉ trong vài phút. Tử vong hoặc tổn thương não vĩnh viễn có thể xảy ra trong vòng 4 – 6 phút. Chính vì vậy, nếu bạn nắm được những dấu hiệu trước khi trụy tim xảy ra thì có thể bảo vệ được tính mạng của mình.

7 dấu hiệu trụy tim cần cấp cứu khẩn cấp

Trụy tim mạch thường có 7 dấu hiệu thường gặp như sau:

- Bỗng dưng cảm thấy đau tức ngực

- Chóng mặt

- Khó thở

- Ngất xỉu

- Người không có mạch

- Ngừng thở

- Bất tỉnh

truytimtrieuchungnhanbietvaphuongphapdieutri1_20190919143503.jpg

Ngoài ra, BS khuyến cáo người bệnh khi có các triệu chứng thường xuyên như đau ngực đột ngột, choáng váng, đau ở 2 cánh tay, đau lưng, đau cổ, đau hàm dưới, đau vùng thượng vị, toát mồ hôi thì cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ trụy tim?

Trụy tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát căn bệnh trụy tim bằng cách giảm thiểu yếu tố nguy cơ. Hãy khám sức khỏe định kỳ khi:

- Gia đình có tiền sử mắc bệnh động mạch vành.

- Bản thân bị cao huyết áp.

- Cơ thể béo phì.

- Cholesterol trong máu cao.

truytimtrieuchungnhanbietvaphuongphapdieutri_20190919143023.jpg

- Bản thân đang mắc bệnh tiểu đường.

- Có bệnh sử nhồi máu cơ tim.

- Ít vận động. Uống quá nhiều rượu. Hút thuốc lá.

- Trong độ tuổi: Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi.

Làm sao để chúng ta có thể phòng ngừa nguy cơ trụy tim?

Có thể thấy, trụy tim là một rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh. Để phòng ngừa trụy tim, các chuyên gia khuyên mỗi người nên tự xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt khoa học như: không hút thuốc, ăn đủ dinh dưỡng, tích cực vận động thể thao.

Nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần, đặc biệt là kiểm tra tình trạng tim mạch.

(T/h)