Một buổi tối trời Sài Gòn trở lạnh, ông Nguyễn Kỳ Nhiên, 55 tuổi, tài xế xe ôm tại công viên 23/9 tình cờ thấy một cô gái trẻ, nhỏ con đang ôm đứa trẻ chỉ khoảng 2 tháng tuổi ngồi lê lết trước nhà vệ sinh công cộng. Ông Nhiên đến hỏi thăm thì biết cô gái là Nguyễn Thị Mai, 21 tuổi, hai mẹ con bị gia đình nhà chồng đuổi ra khỏi nhà nên phải sống cảnh màn trời chiếu đất.
"Mai còn nhỏ, không có kinh nghiệm nuôi con, nhìn đứa bé khóc suốt vì đói khát và lạnh, tôi thương lắm. Sau hôm đó, tôi và những chú chạy xe ôm, cùng các chị bán cafe dạo tại công viên này, mỗi người góp một ít tiền để giúp hai mẹ con Mai sống qua ngày", ông Nhiên kể. Từ hôm ấy đến nay đã hơn một năm, đứa trẻ được mẹ đặt tên là Nguyễn Văn Sang, nhưng mọi người đều gọi là cu Tí.
Mới 21 tuổi nhưng Mai phải cùng đứa con trai lang thang tại công viên 23/9.
16 tháng tuổi, cu Tí thường trần truồng cả ngày để cùng Mai đi bán kẹo cao su kiếm sống. Mùa này, Sài Gòn hay có những cơn mưa bất chợt, cu Tí bị cảm, mọi người mua cho cu Tí cái áo mặc nhưng em vẫn không mặc quần. Ai hỏi, Mai chỉ im lặng, không dám trả lời. Vài người trách sao Mai... ác quá, để con mình trần truồng, dầm mưa dãi nắng. Có người nói người mẹ trẻ làm vậy để người đi đường, dạo công viên thấy tội mà động lòng trắc ẩn, cho tiền.
Nhưng những người buôn bán, những người được gọi là người cha, người mẹ thứ hai của cu Tí thì không nghĩ vậy.
Một chị bán nước cho biết: "Cu Tí nó hiếm khi đau ốm, quen trần truồng nên hôm nào trời trở gió, mặc cho nó cái áo là nó cũng khó chịu. Cũng như những cụ già ăn xin phải giả mù, giả câm để được bố thí nhiều hơn. Mấy sản phẩm, dịch vụ gì mua bán cũng quảng cáo hoành tráng lên nhưng sự thật không như vậy. Cu Tí và Mai cũng vậy thôi, nếu Tí ăn mặc đẹp đẽ, tươm tất, khách đi đường tưởng đứa trẻ nào được mẹ dẫn đi công viên chơi, không ai quan tâm cho tiền hai đứa nó. Rồi tụi nó biết sống bằng gì, trong khi tiền trọ một ngày phải đưa 100 nghìn lận. Chúng tôi có giúp cũng giúp được khi hôm nào bán đắt mà thôi, chứ chúng tôi cũng nghèo lắm".
Mai cho biết, chị mồ côi ba mẹ từ nhỏ, không người thân thích, một mình phải lang thang khắp nơi để kiếm sống. Lúc lấy được chồng, những tưởng hạnh phúc sẽ tìm đến nhưng chồng Mai lại quậy phá phạm tội nên bị bắt vào tù. Gia đình chồng không cho Mai ở chung nhà nên cu Tí được 2 tháng tuổi thì cả nhà đuổi mẹ con Mai ra đường. "Cũng may em gặp được bác Nhiên và những bác tài xế khác, chứ không bây giờ hai mẹ con em chắc chết rồi", Mai nói.
Hỏi về gia đình, người thân của ông Nhiên. Ông buồn bã kể: "Tôi có lấy vợ nhưng... thôi rồi. Không có con cháu gì hết nên xem Mai như con gái, xem thằng cu Tí như cháu ruột của mình vậy".
Ngày trước, hai mẹ con ngủ trước nhà vệ sinh công cộng. Sau đó nhà vệ sinh xây mới lại, hai mẹ con lấy trạm thông tin xe buýt làm nhà. Gần đây, có người thương tình cho chị Mai mượn một góc sàn nhà trọ để ngủ nhờ qua đêm. Ngày nào được nhiều người cho tiền, Mai trả cho chủ nhà trọ 100 nghìn, số còn lại để dành mua sữa cho cu Tí.
Kiểu tóc của cu Tí được "ông ngoại nuôi" Nhiên cắt cho. Mỗi ngày, ông chở hai mẹ con đến một ngôi chùa gần đó để ăn cơm chay 2.000 đồng.
Do Mai chưa có kinh nghiệm chăm con nên mỗi khi cu Tí bị bệnh, ông Nhiên cùng các tài xế xe ôm thay nhau mua thuốc, sữa và đưa cu Tí đi khám bệnh.
Cu Tí chập chững theo mẹ
Lúc cu Tí được 3 tháng tuổi, có một người Mỹ đến và muốn nhận nuôi cu Tí, họ nói sẽ đưa cho Mai và mọi người ở đây1.500 đô la Mỹ. Nhưng Mai không cho con, dù số tiền đó có thể thay đổi cuộc đời Mai ngay lúc ấy. "Sao em có thể cho con đi được, nó là con em mà...", Mai nói.
Cũng sau lần đó mà nhiều người gọi cu Tí là "thằng nhỏ nghìn rưỡi đô "không bán"".
Ông Nhiên cho biết, trước đây ông không dám cho người ta chụp ảnh hai mẹ con vì sợ họ "méc" chính quyền đến đuổi đi. Nhưng sau này khi có một bạn sinh viên đến chụp ảnh và chia sẻ về hoàn cảnh của hai mẹ con, nhiều người tìm đến giúp đỡ hơn và chính quyền địa phương cũng không làm khó, còn hứa sẽ kiến nghị cho cu Tí đi học miễn phí.
Những người bán nước dạo cũng xem cu Tí như con mình. Mai kể, nhiều khi trời nóng, cô bán nước "hy sinh" mấy chai nước suối để tắm cho cu Tí.
"Mai còn nhỏ, không có kinh nghiệm nuôi con, nhìn đứa bé khóc suốt vì đói khát và lạnh, tôi thương lắm. Sau hôm đó, tôi và những chú chạy xe ôm, cùng các chị bán cafe dạo tại công viên này, mỗi người góp một ít tiền để giúp hai mẹ con Mai sống qua ngày", ông Nhiên kể. Từ hôm ấy đến nay đã hơn một năm, đứa trẻ được mẹ đặt tên là Nguyễn Văn Sang, nhưng mọi người đều gọi là cu Tí.
Mới 21 tuổi nhưng Mai phải cùng đứa con trai lang thang tại công viên 23/9.
Nhưng những người buôn bán, những người được gọi là người cha, người mẹ thứ hai của cu Tí thì không nghĩ vậy.
Một chị bán nước cho biết: "Cu Tí nó hiếm khi đau ốm, quen trần truồng nên hôm nào trời trở gió, mặc cho nó cái áo là nó cũng khó chịu. Cũng như những cụ già ăn xin phải giả mù, giả câm để được bố thí nhiều hơn. Mấy sản phẩm, dịch vụ gì mua bán cũng quảng cáo hoành tráng lên nhưng sự thật không như vậy. Cu Tí và Mai cũng vậy thôi, nếu Tí ăn mặc đẹp đẽ, tươm tất, khách đi đường tưởng đứa trẻ nào được mẹ dẫn đi công viên chơi, không ai quan tâm cho tiền hai đứa nó. Rồi tụi nó biết sống bằng gì, trong khi tiền trọ một ngày phải đưa 100 nghìn lận. Chúng tôi có giúp cũng giúp được khi hôm nào bán đắt mà thôi, chứ chúng tôi cũng nghèo lắm".
Mai cho biết, chị mồ côi ba mẹ từ nhỏ, không người thân thích, một mình phải lang thang khắp nơi để kiếm sống. Lúc lấy được chồng, những tưởng hạnh phúc sẽ tìm đến nhưng chồng Mai lại quậy phá phạm tội nên bị bắt vào tù. Gia đình chồng không cho Mai ở chung nhà nên cu Tí được 2 tháng tuổi thì cả nhà đuổi mẹ con Mai ra đường. "Cũng may em gặp được bác Nhiên và những bác tài xế khác, chứ không bây giờ hai mẹ con em chắc chết rồi", Mai nói.
Hỏi về gia đình, người thân của ông Nhiên. Ông buồn bã kể: "Tôi có lấy vợ nhưng... thôi rồi. Không có con cháu gì hết nên xem Mai như con gái, xem thằng cu Tí như cháu ruột của mình vậy".
Ngày trước, hai mẹ con ngủ trước nhà vệ sinh công cộng. Sau đó nhà vệ sinh xây mới lại, hai mẹ con lấy trạm thông tin xe buýt làm nhà. Gần đây, có người thương tình cho chị Mai mượn một góc sàn nhà trọ để ngủ nhờ qua đêm. Ngày nào được nhiều người cho tiền, Mai trả cho chủ nhà trọ 100 nghìn, số còn lại để dành mua sữa cho cu Tí.
Kiểu tóc của cu Tí được "ông ngoại nuôi" Nhiên cắt cho. Mỗi ngày, ông chở hai mẹ con đến một ngôi chùa gần đó để ăn cơm chay 2.000 đồng.
Do Mai chưa có kinh nghiệm chăm con nên mỗi khi cu Tí bị bệnh, ông Nhiên cùng các tài xế xe ôm thay nhau mua thuốc, sữa và đưa cu Tí đi khám bệnh.
Cu Tí chập chững theo mẹ
Lúc cu Tí được 3 tháng tuổi, có một người Mỹ đến và muốn nhận nuôi cu Tí, họ nói sẽ đưa cho Mai và mọi người ở đây1.500 đô la Mỹ. Nhưng Mai không cho con, dù số tiền đó có thể thay đổi cuộc đời Mai ngay lúc ấy. "Sao em có thể cho con đi được, nó là con em mà...", Mai nói.
Cũng sau lần đó mà nhiều người gọi cu Tí là "thằng nhỏ nghìn rưỡi đô "không bán"".
Ông Nhiên cho biết, trước đây ông không dám cho người ta chụp ảnh hai mẹ con vì sợ họ "méc" chính quyền đến đuổi đi. Nhưng sau này khi có một bạn sinh viên đến chụp ảnh và chia sẻ về hoàn cảnh của hai mẹ con, nhiều người tìm đến giúp đỡ hơn và chính quyền địa phương cũng không làm khó, còn hứa sẽ kiến nghị cho cu Tí đi học miễn phí.
Mai rất ít nói. Mọi chuyện đều để ông Nhiên giải quyết. Mỗi khi có người đến ngỏ ý muốn đưa hai mẹ con về nhà và chu cấp nuôi dưỡng mỗi tháng, ông Nhiên đều không đồng ý vì: "Có người thì ở tận Long An, có người thì không nói rõ tên tuổi, mặc quần tà lỏn đến hỏi mua hai mẹ con. Ai mà biết được khi về nhà người ta thì chuyện gì sẽ xảy ra. Gặp người tốt thì không nói, lỡ gặp người xấu, cuộc đời hai mẹ con còn cay đắng hơn. Nó sống với tụi tui vậy tuy cực nhưng vẫn ấm áp tình người. Chỉ mong sau này Mai nó kiếm được công ăn việc làm gì ổn định hơn, thu nhập khá hơn để hai mẹ con không còn chịu cảnh lang thang tìm sự ban phát tình thương từ mọi người. Nhưng cũng khó, Mai nó còn nhỏ quá, cu Tí thì suốt ngày bám lấy mẹ..."
Những người bán nước dạo cũng xem cu Tí như con mình. Mai kể, nhiều khi trời nóng, cô bán nước "hy sinh" mấy chai nước suối để tắm cho cu Tí.
Cu Tí chơi đùa trong lúc các dì đang dọn hàng chuẩn bị bán hàng.
Ai hỏi về hoàn cảnh của Mai, Mai đều nghẹn ngào không muốn kể. Bên cạnh đó, cu Tí vẫn vô tư tươi cười. "Cu Tí cứng rắn hơn mẹ nó nhiều, con nít mà chả thấy khóc bao giờ. Sau này nó sẽ là người đàn ông mạnh mẽ để bảo vệ mẹ nó", một bác xe ôm cười hiền từ, chia sẻ.