Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Kháng - Phó trưởng Ban khánh tiết đình Thượng Kiệm cho hay, trải qua các cuộc chiến tranh, ngôi đình bị hư hỏng nhưng vẫn đứng vững, nhiều lần được tôn tạo. Những ngày cuối năm bà con nhân dân địa phương đang rất hồ hởi chờ đợi ngày khánh thành của ngôi đình cổ sau hơn 1 năm được hạ giải để tôn tạo.

Đình Thượng Kiệm đang được tu bổ, chờ ngày khánh thành

Ngôi đình là một trong số ít di tích lịch sử văn hóa của huyện đã được xếp hạng cấp quốc gia theo Quyết định số 08/2001 QĐ-BVHTT.

Hàng chục nghệ nhân, thợ giỏi đang làm việc liên tục, mỗi ngày trôi qua là sự hồi sinh dần dần lên hình dáng nguyên trạng của ngôi đình cổ, ai ai cũng phấn khởi chờ đợi ngày khánh thành.

Ông Hoàng Văn Thuật, phụ trách đội thợ, cho biết, khi hạ giải, nghiên cứu thật kỹ, các thợ mộc sửng sốt về những đường nét chạm trổ tinh xảo đến kinh ngạc của các cụ ngày xưa. Đáng chú ý những bức hoành, câu đối ban đầu người thợ ngỡ rằng nó được gắn vào những cây cột bởi tấm gỗ rời, tuy nhiên đó thực chất được tạc lại từ cây gỗ nguyên khối. Điều đó cho thấy sự tinh tế của các cụ ngày xưa, đến thời nay con cháu đang được thừa hưởng một di sản văn hóa lịch sử có giá trị vô cùng to lớn.

Ngôi đình cổ đang được các người thợ sửa chữa

Ngôi đình cổ đang được các người thợ sửa chữa

Ông Kháng cho biết thêm, theo sử sách và 8 sắc phong hiện nay vẫn còn lưu giữ, quần thể kiến trúc Đình Thượng Kiệm gồm 4 Trùng (Trùng chính tẩm, Trùng đệ nhị, Trùng đệ tam, Trùng bái đường).

Năm 1838, đình Thượng Kiệm đặt nền móng viên gạch đầu tiên xây dựng do Minh Mạng thứ 19, ban đầu lợp mái bằng cỏ tranh.

Năm 1841, bỏ cỏ tranh và lợp bằng ngói.

Năm 1929 (sau 91 năm) nhân dân Thượng Kiệm huy động công đức khởi công pho Tượng Ngài Triệu Quang Phục bằng đồng nặng hàng tấn.

Sau đó 4 năm (1933) địa phương lại mời thợ về tô lại tượng cùng đúc quả chuông và bát hương đồng. Sau đó lễ đặt yên vị ngài ngồi trên ngai rồng, đầu đội mũ binh thiên, giữa mũ có hình mặt trời tỏa sáng, tay phải cầm đốc kiếm, tay trái để trên đùi, mặc áo long bào, thắt đại ngọc uy nghi, lẫm liệt…

Trước tình hình xuống cấp, ngày 3/8/2007 Sở Văn hóa bảo tồn, bảo tàng Ninh Bình đã cấp kinh phí trùng tu. Mái được thay thế các xà hoành, rui mè bằng gỗ tư thiết, lợp ngói vẩy cá mũi hài.

Mỗi ngày có hơn chục người thợ giỏi tham gia tu bổ ngôi đình

Mỗi ngày có hơn chục người thợ giỏi tham gia tu bổ ngôi đình

Theo Nghị quyết số 77/NG-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đình Thượng Kiệm, xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, phê duyệt, do Sở Văn hóa và Thể thao quản lý dự án với các nội dung; bảo tồn, tôn tạo các thành phần gốc của di tích làm tăng giá trị và kéo đai tuổi thọ di tích, phát huy giá trị của di tích lịch sử, giữ gìn các nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc.

Theo đó, Đình Thượng Kiệm được hạ giải toàn bộ để đánh giá các cấu kiện, xây dựng lại công trình theo đúng kiến trúc hiện trạng và đắp hoàn trả các họa tiết, hoa văn theo nguyên mẫu hiện trạng. Những người thợ giỏi sẽ gia công thay thế các cấu kiện gỗ đã hư hỏng không có khả năng thay thế, gắn các cấu kiện gỗ hư hỏng nhẹ, phục dựng họa tiết hoa văn và các cấu kiện bị thất lạc.

Tất cả các cấu kiện gỗ được thay thế bằng gỗ Lim, xử lý chống mối nền và hào cho công trình, phun thuốc chống mối cho các cấu kiện gỗ. Lợp và thay thế toàn bộ phần mái bằng ngói mũ hài theo quy cách truyền thống, nền lát gạch giả cổ, mạch chữ công. Bậc tam cấp bằng đá xanh nguyên khối.

Dự kiến, công trình sẽ được hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng trong năm tới, năm 2023.

Ninh Bình: Cận cảnh ngôi đình cổ đang được "chữa lành" chờ ngày hồi sinh - Ảnh 4.

Các hạng mục được phục dựng nguyên trạng

Ninh Bình: Cận cảnh ngôi đình cổ đang được "chữa lành" chờ ngày hồi sinh - Ảnh 5.
Ninh Bình: Cận cảnh ngôi đình cổ đang được "chữa lành" chờ ngày hồi sinh - Ảnh 6.
Ninh Bình: Cận cảnh ngôi đình cổ đang được "chữa lành" chờ ngày hồi sinh - Ảnh 7.
Ninh Bình: Cận cảnh ngôi đình cổ đang được "chữa lành" chờ ngày hồi sinh - Ảnh 8.

Các đường nét tinh xảo của các tiền nhân

Ninh Bình: Cận cảnh ngôi đình cổ đang được "chữa lành" chờ ngày hồi sinh - Ảnh 9.
Ninh Bình: Cận cảnh ngôi đình cổ đang được "chữa lành" chờ ngày hồi sinh - Ảnh 10.
Ninh Bình: Cận cảnh ngôi đình cổ đang được "chữa lành" chờ ngày hồi sinh - Ảnh 11.

Những chi tiết không thể thay thế bằng máy móc

Trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện có rất nhiều đền, đình, nhà thờ, chùa, miếu. Trong đó, nhiều đền, đình, chùa, miếu có kiến trúc độc đáo truyền thống mang tính quần thể của di sản văn hóa Việt Nam, lưu giữ được những văn bia câu đối, tượng thánh, chuông đồng, các đồ tế lễ và thờ cúng quý giá có giá trị văn hóa cao.

Để bảo vệ và giữ gìn các công trình trên, thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trong huyện đã đầu tư công sức, tiền của tu bổ, tôn tạo, nâng cấp, giữ gìn và bảo vệ các đền, đình, chùa, miếu. Đáng chú ý, việc bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, các lễ hội truyền thống hằng năm trên địa bàn được người dân tích cực tham gia, góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Đến nay, toàn huyện có 32 đền, đình, nhà thờ, chùa, miếu được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Trong đó: đền thờ Nguyễn Công Trứ, quần thể kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm, đến Chất Thành (xã Chất Bình) và Đình làng xóm 3 xã Thượng Kiệm được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và 28 đền, đình, chùa, miếu được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Các di tích lịch sử trên được các địa phương đầu tư, chú trọng bảo tồn đã phát huy được giá trị, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân và thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn.

Ninh Bình: Cận cảnh ngôi đình cổ đang được "chữa lành" chờ ngày hồi sinh - Ảnh 13.

Bức câu đối liền khối gỗ, không bị tách rời

Ninh Bình: Cận cảnh ngôi đình cổ đang được "chữa lành" chờ ngày hồi sinh - Ảnh 14.

Đường nét cho thấy độ tinh xảo

Công trình đang được phục dựng

Công trình đang được phục dựng

Đình Thượng Kiệm trước khi được hạ giải

Đình Thượng Kiệm trước khi được hạ giải