Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 1.

Sự việc "một chiếc kẹp giấy đổi 79.000 đồng" rộ lên từ ngày 7-1-2019, khi chị L.D (SN 1985, trú tại Hà Nội) nhận bưu phẩm từ SenGo ghi đích danh mình

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 2.

Cú lừa "siêu lợi nhuận" gây chú ý, bởi chị L.D không hề có tài khoản Sendo, không đặt mua bất kỳ sản phẩm nào. Do chị L.D không ở nhà nên người thân đã thanh toán gói hàng vì thấy thông tin cá nhân chính xác

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 3.

Phía Sendo (quản lý của dịch vụ chuyển hàng SenGo) đưa ra lời giải thích chưa thỏa đáng, khi cho rằng họ chỉ là bên trung gian hỗ trợ giao hàng và thu tiền hộ shop, còn chuyện mua bán là việc của... hai bên

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 4.

Mặc dù vậy, trong cuộc trao đổi với chị L.D, đại diện Sendo đã đề nghị tặng một phiếu khuyến mãi trị giá 100.000 đồng, song nạn nhân bị lừa đảo này từ chối. Điều chị muốn làm rõ là chủ thể lừa đảo nào có thông tin của chị để đặt giao hàng như vậy. Hiện phía Sendo vẫn trả lời chưa xác định được shop này

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 5.

Khi vào cuộc tìm hiểu, PV Báo ANTĐ đã ghi nhận có nhiều trường hợp bị lừa y như chị L.D. Họ đã liên lạc với Sendo và SenGo để khiếu nại, song đều không được xử lý thỏa đáng

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 6.

Chị Đ.N (Bắc Ninh) nhận được bưu phẩm ghi là "Quần Áo thể thao mẫu mới đang hot", giá 132.000 đồng, dù chị không có tài khoản Sendo, không đặt mua hàng của shop nào như vậy

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 7.

Do phía giao hàng của Sendo mang bưu phẩm đến lúc chiều, khi chị N. không ở nhà, nên người thân đã thanh toán hộ. Và chị N. lại rơi vào bẫy lừa đảo "siêu lợi nhuận" y như chị L.D. Bên trong bưu phẩm chỉ là chiếc áo "bèo nhèo, ố vàng" này

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 8.

Câu trả lời mà Sendo/SenGo gửi tới những nạn nhân bị lừa đảo

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 9.

Một nạn nhân khác bị lừa với kịch bản tương tự là chị K.A (Hải Phòng). Tuýp kem đánh răng cỡ nhỏ mà chị "phải" nhận có giá... 79.000 đồng

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 10.

Trong khi đó, anh N.Q (Hưng Yên) thì bất đắc dĩ phải nhận chiếc ốp lưng điện thoại này, với giá 48.000 đồng. Đây thực chất là chiếc ốp có giá rất rẻ

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 11.

Anh Q. đã khiếu nại với Sendo/SenGo nhưng cũng chỉ nhận được câu trả lời "tự liên lạc với shop", cho dù nạn nhân không đặt hàng nên không thể biết shop đó thực sự... là ai

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 12.

SenGo là nền tảng vận chuyển của Sen Đỏ, trong đó, dịch vụ này hoạt động như dịch vụ bưu điện, với chức năng chuyển hàng cho các shop và thu tiền hộ

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 13.

Những shop đăng ký với SenGo không bị ràng buộc chặt chẽ, họ có thể dễ dàng đăng ký các đơn hàng để nhờ vận chuyển và thu tiền giúp. Điểm cốt lõi để Sendo (và SenGo) kiểm soát sự uy tín của shop là SenGo yêu cầu chủ shop phải rút tiền, chuyển tiền qua ví SenPay (do Sendo quản lý)

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 14.

Khi chủ thể lừa đảo giao hàng bất minh, như trong các trường hợp mà PV Báo ANTĐ đã ghi nhận, thì shop đó rất khó rút tiền để chiếm đoạt, vì các nạn nhân đều khiếu nại ngay với Sendo trong ngày nhận bưu phẩm, và khả năng cao là nhà quản lý này sẽ phong tỏa tài khoản ví SenPay bị nghi lừa đảo

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 15.

Vậy điều bất thường là tại sao trong một thời gian ngắn, dù khó chiếm đoạt số tiền thu khống, các chủ thể lừa đảo vẫn liên tiếp gửi đi các đơn hàng tới những người nhận không hề đặt? Và chủ thể lừa đảo đã khai thác thông tin giao hàng chuẩn xác của các nạn nhân từ nguồn nào? Ngoài ra, các nạn nhân cho biết dù không giao dịch qua Sendo, họ vẫn thường xuyên đặt mua hàng của các nền tảng giao dịch thương mại điện tử khác

Cận cảnh những món đồ lừa đảo siêu lợi nhuận kiểu... một kẹp giấy đổi 79.000 đồng - Ảnh 16.

Những điều bất thường nói trên chỉ có thể được giải thích khi Sendo vào cuộc xác minh rõ những chủ thể nào đã đặt dịch vụ vận chuyển SenGo của họ để giao những món hàng lừa đảo tới các nạn nhân. Bao giờ Sendo sẽ có câu trả lời rõ ràng, cụ thể?