Chiều 21/10, trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần gốm sứ Thanh Hà (CTH, Phú Thọ), số dầu thải bị đổ trộm gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà là dầu thải trong quá trình vận hành xe nâng và các máy móc của đơn vị, tương tự dầu thải của xe máy.

Ông Truyền cho hay, trước đây, đơn vị tận dụng dầu này để đốt lò nhưng từ khi áp dụng công nghệ mới, số lượng dầu này được dồn lại để chuyển cho đơn vị xử lý chất thải.

Vị Chủ tịch Công ty cho rằng, trước đó đã ký hợp đồng với đơn vị xử lý chất thải nguy hại là Công ty CP Môi trường Xanh Minh Phúc (địa chỉ ở Hải Dương). Tuy nhiên số dầu thải chưa kịp gom đủ đã bị tuồn "trộm" ra ngoài.

"Việc xuất dầu thải này hoàn toàn trái quy định của công ty và không có lệnh của tôi thì đó là ăn trộm. Chúng tôi đang phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc và sẽ xử lý nghiêm những nhân viên vi phạm", ông Truyền nêu rõ.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại cận cảnh nơi lưu trữ dầu thải của công ty CP gốm sứ Thanh Hà:

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 2.

Cổng vào công ty.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 3.

Tòa nhà trụ sở chính của công ty.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 4.

Khu nhà xưởng, kho...

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 5.

Theo đại diện Công ty, dầu thải bị tuồn ra ngoài cho các đối tượng xả thải trộm gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà được thải ra trong quá trình chạy hệ thống máy móc.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 6.

Một trong các máy móc thải nhiều dầu thải của công ty.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 7.

Đại diện Công ty cho hay, đơn vị đã xây dựng 2 kho lưu giữ chất thải nguy hại bằng cách xây tường kín, lợp mái tôn, cửa sắt, có biển cảnh báo.... Ngoài 2 kho, công ty này còn chứa dầu thải ở một số điểm. Trong ảnh là, khu vực lưu giữ dầu thải thuộc kho gần máy ép thủy lực của dây chuyền sản xuất số 1, số 2 của công ty đang lưu giữ 17 thùng phuy sắt có dầu thải.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 8.

Cán bộ của công ty cho hay, đối với lượng dầu thải từ các máy móc ra sẽ được thu gom, bơm vào các phuy, téc nhựa và các khu vực đặt đều có biển cảnh báo.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 9.

Đối với số lượng dầu thải bị tuồn ra ngoài cho nhóm của đối tượng Vũ mang đi đổ trộm gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà được để trong kho vật tư của công ty. Khu vực nhà kho này theo quan sát của phóng viên, các cửa ra vào, cửa sổ đã được tháo bỏ.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 10.

Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, khu vực chứa dầu thải này đã được quây lưới B40 và niêm phong lại.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 12.

Giấy niêm phong có con dấu, chữ ký của lãnh đạo công ty và đại diện cơ quan công an.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 13.

Bên trong khu vực này còn nhiều phuy sắt, nhựa dính dầu thải.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 14.

Tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra ngày 19/10, ở khu vực này, công ty đang lưu giữ 4 téc nhựa loại 100 lít và 12 vỏ thùng phuy sắt, nhựa dính dầu thải. Tổng số lượng dầu thải đang lưu giữ tại đây là 400 lít.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 15.

Theo biên bản tại thời điểm kiểm tra của cơ quan công an do đại diện công ty cung cấp cho thấy, nhân viên của đơn vị này đã "tuồn trộm" 8.803kg dầu thải cho nhóm đối tượng Vũ, Đại, Thám.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 16.

Một số khu vực khác cũng đang lưu giữ các chất thải nguy hại từ quá trình sản xuất của công ty.

Cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải bị tuồn ra đầu độc nước sông Đà của Cty gốm sứ Thanh Hà - Ảnh 17.

Một số téc lớn đựng dầu được đấu nối đường ống tới nhiều khu vực khác.

Hiện tượng nước sạch sông Đà có mùi hắc, khét xuất hiện từ ngày 10/10 ở nhiều quận của Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm...

Ngày 11/10, Đoàn kiểm tra liên ngành đã lấy mẫu, xét nghiệm, dự kiến có kết quả sau 7 ngày.

Ngày 14/10, Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội về việc xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình).

Sau đó, dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà. Sự việc được một số cán bộ công ty phát hiện sáng 9/10, nhưng không báo cáo cơ quan chức năng; không ngăn chặn ô nhiễm.

Ngày 15/10, Hà Nội họp báo với sự có mặt của ông Nguyễn Văn Tốn, TGĐ nước sạch Sông Đà cho biết nước bị nhiễm độc (chất styren vượt quá ngưỡng cho phép) và đưa ra khuyến cáo "chỉ nên dùng để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống".

Ngày 16/10, công an huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235, Bộ luật hình sự 2015.

Ngày 17/10, công an tạm giữ hai nghi phạm là Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám. Ngày 20/10, nghi phạm thứ ba là Lý Đình Vũ ra đầu thú.