Dân gian vẫn thường nói "bệnh từ miệng mà ra" để nhắc nhở nhau nên cẩn thận hơn trong việc ăn uống, tránh ăn những món gây hại cho sức khỏe.
Điều này một lần nữa lại được chứng minh qua sự việc vô cùng đau lòng. Đây là ví dụ điển hình về việc ăn uống thiếu lành mạnh, gây ra những sai lầm không thể nghiêm trọng hơn.
Con trai không thích ăn món chính, suốt ngày chỉ đòi ăn vặt
Bà Quách ở Trung Quốc có cậu con trai gần 40 tuổi, sau nhiều năm liên tục giục giã, cuối cùng thì cũng đã đồng ý lấy vợ và sinh con.
Đồng Đồng chính là đứa cháu bảo bối "đích tôn vàng" của bà Quách nên được cả nhà hết sức chiều chuộng. Bé gần như muốn gì được nấy và người lớn luôn chiều theo ý trẻ bất kể là đòi hỏi gì.
Kể từ khi bé mới nhú ra 2 chiếc răng sữa, cả nhà đã đặt mua những loại bánh tập nhai đặc biệt từ nước ngoài gửi về.
Sau khi Đồng Đồng lớn hơn, cả nhà lại tăng cường hơn nữa trong việc mua đồ ăn cho bé.
Bà Quách mua rất nhiều đồ ăn vặt như bánh ngọt, bánh bao, kẹo trái cây, bim bim khoai tây… Bữa sáng bé cũng được ăn sáng theo kiểu Tây là uống sữa và ăn bánh.
Theo thời gian, Đồng Đồng không chịu ăn cơm trong bữa chính nữa, lúc nào cũng cầm sẵn đồ ăn vặt trên tay để ăn thay cơm.
Mặc dù bố mẹ của bé kịch liệt phản đối cách ăn uống này nhưng bà Quách hầu như một mực cứ chiều theo ý cháu mà không ý thức về tác hại của nó.
Mấy tháng gần đây, Đồng Đồng luôn hét lên mỗi lần đau bụng, rồi tự nhiên nôn mửa thường xuyên, thậm chí đi ngoài ra phân màu đen.
Sau khi gia đình đứa bé vào viện xét nghiệm, trong phân có máu nên bác sĩ chẩn đoán có thể bé bị xuất huyết dạ dày.
Tiếp tục khám chuyên sâu hơn, bác sĩ thông báo kết quả không thể đau lòng hơn, Đồng Đồng đã bị ung thư dạ dày. Đồng thời cho biết, bệnh này xuất phát từ việc ăn uống thiếu khoa học gây nên.
Trẻ em cần phải tránh những thực phẩm gây hại dạ dày (Ảnh minh họa: Internet)
Bác sĩ cảnh báo: Trẻ em luôn ăn đồ ăn nhẹ có thể gây tổn thương dạ dày
Bác sĩ Tiêu Mai, Khoa nội Tiêu hóa, Phó giám đốc Bệnh viện An Huy (TQ) cho biết, món ăn vặt không chỉ làm cho trẻ béo phì, mà còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày, hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Theo bà Tiêu Mai, trong thời gian qua, tỉ lệ phát bệnh dạ dày càng ngày càng cao. Trong 10 người thì có đến 5 người mắc bệnh dạ dày. Độ tuổi từ 40-70 tuổi là phổ biến nhất với tỉ lệ phát bệnh ung thư dạ dày cao.
Trong những năm gần đây, người mắc bệnh dạ dày có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Những bệnh nhân mà bà tiếp nhận điều trị mới chỉ mười mấy tuổi trở xuống. Thậm chí có bệnh nhân bị ung thư dạ dày khi mới lên 5 tuổi.
Bà cho biết, hầu hết trẻ em ở độ tuổi này mắc bệnh dạ dày đều có một điểm chung là không chú trọng ăn bữa chính, thích ăn đồ ăn vặt, đặc biệt là thực phẩm công nghiệp, đồ ăn nhanh.
Bác sĩ Mai cho biết thêm, hầu hết những bệnh nhân nhí bị ung thư dạ dày đều có thói quen ăn nhiều thực phẩm có màu sắc sặc sỡ dạng bánh kẹo ngọt tẩm đường. Đây là "sát thủ" thứ nhất gây nên thảm họa.
"Sát thủ" thứ hai chính là loại bánh ngọt tẩm đường hoặc bánh gato. Đây là hai loại bánh giàu axit béo, axit béo trans có quá trình chuyển hóa trong cơ thể rất chậm, hàng ngày ăn nhiều món này sẽ làm tăng gánh nặng cơ thể.
Bên cạnh đó, bác sĩ Mai cho biết, các món thực phẩm nướng cũng phải đặc biệt hạn chế cho trẻ ăn.
Bởi trong quá trình chế biến người ta cho thêm các gia vị, khi ăn vào người sẽ chuyển hóa từ nitrit thành nitrosamine. Đây là chất gây ung thư dạ dày và ung thư thực quản, do đó, không nên cho trẻ ăn.
Ngoài ra, món thịt chế biến sẵn trong quá trình sản xuất sẽ cho thêm đường, xì dầu, chất béo, lượng calo cao và muối, trẻ em không ăn là tốt nhất.
Khi trẻ đau bụng cần phải đi kiểm tra kịp thời vì trẻ em một khi bị nhiễm bệnh thì tiến triển rất nhanh và hậu quả nghiêm trọng.
*Theo Health/Weixin