Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, thuỷ đậu.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tình hình dịch bệnh tay chân miệng nhiều nguy cơ bùng phát rộng, đặc biệt là trong các tháng 9, 10, 11.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch lớn, đặc biệt vào lúc thời tiết chuyển mùa. Bệnh gây nhiều biến chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Phân loại mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em:
Độ 1: Bệnh tay chân miệng trẻ em chỉ gây loét miệng và/hoặc tổn thương da. Bệnh tay chân miệng thể nhẹ.
Độ 2: Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ.
Độ 3: Bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng
- Mạch nhanh: > 170 lần/phút (khi khi trẻ nằm yên, không sốt). Một số trường hợp bệnh tay chân miệng trẻ có thể mạch chậm (đây là dấu hiệu rất nặng).
- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
- Huyết áp tăng.
- Nhịp thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngưng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
- Rối loạn tri giác.
- Tăng trương lực cơ.
Bệnh tay chân miệng lây truyền theo đường nào?
Các virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 2 cách:
- Qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp - gần giống đường lây của cảm cúm.
- Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân).
Thông thường bệnh lây lan do tay bị dính virus từ những đồ vật nhiễm bẩn, sau đó đưa tay lên gần miệng hoặc mũi. Bệnh cũng có thể lây do hít phải virus qua những giọt lơ lửng trong không khí.
Virus sẽ không lây lan theo cách này một khi người bệnh đã hết triệu chứng. Tuy nhiên, virus cũng có thể có mặt với số lượng lớn ở trong phân của người nhiễm, và có thể tồn tại ở đó trong tới 4 tuần sau khi các triệu chứng đã hết.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tay chân miệng ở trẻ
Vệ sinh cá nhân kém: Điều này làm tăng cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể.
Thường xuyên tiếp xúc với nhiều trẻ ở nơi công cộng: Làm tăng nguy cơ mắc bệnh do tính chất truyền nhiễm dễ lây lan.
Sau khi biết được tay chân miệng lây qua đường nào, các bậc phụ huynh có thể chủ động phòng tránh bệnh tay chân miệng cho con yêu.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?
Thông thường những vết mụn nước sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Như vậy gần như là bé đã khỏi bệnh.
Để tránh lây lan bệnh sang người khác, cha mẹ nên cách ly con mình từ 1 tuần đến 10 ngày, bé sẽ khỏe hẳn và khỏi bệnh hoàn toàn, không còn khả năng lây truyền bệnh cho những đối tượng khác.
Để đề phòng bệnh Tay chân miệng cho con, cha mẹ hãy xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.