Dưới đây là 6 nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau sự mệt mỏi của bạn.
1. Cơ thể bạn bị mất nước
Theo một nghiên cứu năm 2012 trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ thì ngay cả những chị em khỏe mạnh cũng có thể bị mất nước khi bị rối loạn tâm trạng, luyện tập các bài thể dục nặng nhọc... Đó là bởi vì, khi cơ thể thiếu nước, lượng calo trong cơ thể cũng giảm đi khiến bạn mệt mỏi. Các tác giả nghiên cứu cho rằng tế bào thần kinh trong vùng dưới đồi - khu vực não chịu trách nhiệm kiểm soát những thứ như độ ẩm và nhiệt độ cơ thể. Khi tâm trạng thay đổi, các tế bào này gửi tin nhắn tới phần còn lại của bộ não như một cảnh báo sớm để bạn biết mà uống nhiều nước hơn.
Khắc phục: Bạn cần chú ý tới màu nước tiểu của bạn, nếu thấy nước tiểu sậm màu thì tức là cơ thể bạn đang thiếu nước và cần bổ sung nước kịp thời - theo ý kiến của Gina Sirchio, bác sĩ chỉnh hình và dinh dưỡng tại Viện y tế LaGrange ở Chicago.
Ảnh minh họa
2. Cơ thể bạn thiếu vitamin B12
Cơ thể bạn cần vitamin B12 để sản sinh các tế bào máu đỏ và giữ cho tế bào thần kinh hoạt động tốt. Thiếu hụt vitamin B12 làm giảm lượng oxy trong máu cung cấp đến các cơ quan cơ thể, khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái "ngủ", các bộ phận hoạt động không linh hoạt. Khi tuổi tác tăng lên, cơ thể bạn sẽ sản xuất ít đi một loại protein được gọi là yếu tố nội tại có nhiệm vụ giúp bạn xử lý các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, càng có tuổi, sức khỏe của bạn càng giảm sút do lượng protein này bị ít đi.
Khắc phục: Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi lại kèm theo các dấu hiệu như mau quên, chân tay bồn chồn, hoặc bị tê và ngứa ran... thì hãy xem xét đến nguy cơ thiếu hụt B12. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được làm xét nghiệm máu và biết cần bổ sung những gì, liều lượng ra sao.
3. Bạn bị stress quá mức
Thông thường, mức độ của hormone cortisol - hormone stress cao nhất vào buổi sáng và giảm xuống vào ban đêm để giúp bạn duy trì một nhịp điệu bình thường của cơ thể. Nhưng khi cơ thể bạn bị stress quá mức, "mô hình" này sẽ không được thuận lợi, thậm chí mức độ cortisol không giảm xuống vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Hoặc tuyến thượng thận của bạn vẫn tiếp tục sản xuất cortisol trong lúc bạn ngủ và khiến cho bạn mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng.
Khắc phục: Bạn cần kiểm soát các nguyên nhân của sự căng thẳng và có phản ứng thích hợp với chúng. Giảm thiểu sự căng thẳng là cách tốt nhất để loại bỏ những mệt mỏi, nhất là đối với những người bị bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng... Bạn cũng có thể tham gia các lớp thiền, yoga để giải tỏa và cân bằng tâm lý của mình.
Ảnh minh họa
4. Bạn có nguy cơ bị bệnh tim
Trong một nghiên cứu trên tạp chí Heart & Lung, một nửa số phụ nữ bị đau tim cho biết họ đã phải trải qua những tình trạng như khó ngủ và cảm thấy mệt mỏi bất thường trong những tuần trước khi biết mình bị bệnh. Mệt mỏi và khó thở khi bạn tập thể dục, leo lên cầu thang... thì bạn cũng nên kiểm tra xem mình có bị bệnh tim hay không. Động mạch bị chặn hoặc cơ tim yếu sẽ làm giảm lưu lượng máu, ngăn cản oxy cung cấp cho cơ bắp và các mô của cơ thể khiến chúng không thể hoạt động đúng chức năng.
Khắc phục: Nếu bạn có những triệu chứng trên hoặc thường xuyên thấy mệt mỏi kèm theo đau ngực, lo âu, khó tập trung... thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe, siêu âm tim để sàng lọc bệnh tim.
5. Cơ thể thiếu sắt dẫn đến thiếu máu
Hầu hết phụ nữ bị thiếu máu đều dẫn đến mệt mỏi. Nguyên nhân chính gây ra thiếu máu là do thiếu sắt. Mức độ sắt trong cơ thể thấp sẽ làm cho quá trình hình thành các tế bào máu đỏ bị suy giảm, lượng oxy mới cung cấp cho cơ thể không đủ khiến các cơ quan bị uể oải, mất năng lượng...
Khắc phục: Những người ăn chay, ăn uống thiếu chất thường có nguy cơ bị thiếu sắt cao hơn cả. Tuy nhiên, thiếu sắt cũng có thể là kết quả mà những người bị bệnh tiêu hóa hoặc gặp vấn đề tuyến giáp hay bị. Chị em có kinh nguyệt kéo dài hoặc ngừa thai bằng biện pháp nội tiết tố cũng có thể rơi vào tình trạng này. Giữ cân bằng lượng sắt trong cơ thể mới là điều quan trọng nhất. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được làm các xét nghiệm máu hàng năm để kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể và bổ sung khi cần thiết.
Ảnh minh họa
6. Bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn sẽ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nhưng một hệ lụy kèm theo của bệnh này là khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này càng rõ ràng hơn nếu bạn thuộc nhóm chị em trên 40 tuổi, Tiến sĩ Ashley Carroll một trợ lý giáo sư khoa tiết niệu tại Đại học Virginia Commonwealth, Hoa Kỳ cho biết. "Về cơ bản, đó là cách của cơ thể buộc bạn phải nghỉ ngơi để tập trung năng lượng vào việc ngăn ngừa lây nhiễm", Tiến sĩ Carroll nói.
Khắc phục: Hãy đi khám nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng tiểu. Khi bạn đang điều trị bệnh, nên tranh thủ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, Tiến sĩ Carroll khuyên. Nếu bạn dễ bị nhiễm trùng tiểu thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ để được dùng kháng sinh phòng bệnh.
Có nhiều loại thực phẩm ngăn ngừa ung thư, giảm nhanh chứng căng thẳng, mệt mỏi, tăng năng lượng.