nỗi khổ ở chung cư
Nhiều gia đình sở hữu những căn hộ chung cư có giá cả tỷ đồng, nhưng vẫn dùng bằng được bếp than tổ ong bất chấp lệnh cấm.

nỗi khổ ở chung cư
Đây là cảnh đun nấu chúng tôi ghi lại được vào lúc 11 giờ trưa tại một chung cư ở quận Hà Đông. Chung cư này đi vào hoạt động được 8 năm, mỗi căn hộ tại đây thời điểm hoàn thiện có giá trên dưới 1 tỷ đồng/căn hộ. Cảnh đun nấu như thế này không phải là hiếm. Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Mai Hạnh (36 tuổi) cho biết: "Vì đun nấu nhiều nên sử dụng bếp than tổ ong cho tiện lại tiết kiệm, khi nhóm bếp thì phải "mồi than" bằng bếp gas để tránh khói cho cư dân". Mỗi khi công nhân dọp dẹp vệ sinh hay bảo vệ nhắc nhở chị lại cất tạm vào nhà, nếu vắng bóng lại xách ra hành lang.

nỗi khổ ở chung cư
Tiếp tục khảo sát tại KĐT Đền Lừ (Hoàng Mai - Hà Nội), mặc dù tòa nhà này đưa vào sử dụng hơn 9 năm thế nhưng vây quanh tòa nhà có đến hàng chục bếp than tổ ong đang nghi ngút khói.

nỗi khổ ở chung cư
Ngoài việc nhiều gia đình ở tầng 2, tầng 3 mang bếp xuống dưới để đun nấu, một số khác lại sử dụng bếp than tổ ong vây quanh tòa nhà để phục vụ việc buôn bán ngay cạnh dưới chân tòa nhà.


nỗi khổ ở chung cư
Một chiếc bếp than tổ ong trên tầng 10 của một tòa nhà ở KĐT Đền Lừ . Trao đổi với chúng tôi về điều này, bác Vân một người dân cho biết: "Cũng có nhắc nhở thế nhưng cũng không hiểu sao gia đình ấy lại vẫn đun nấu một cách nhếch nhác như thế, ảnh hưởng đến việc PCCC và cuộc sống của các cư dân khác".

nỗi khổ ở chung cư
Đây là cách người dân hóa vàng khu vực chiếu nghỉ cầu thang bộ ở tầng 9, theo quy định thì tất cả cư dân đều không được phép hóa vàng trên căn hộ hoặc phía cầu thang mà buộc phải di chuyển xuống mặt đất hóa vàng. Nhưng vì "tiện" người ta hóa vàng ngay tại đây.

nỗi khổ ở chung cư
Cạnh nơi đặt bình cứu hỏa, vòi chữa cháy, một gia đình đã tận dụng để làm nơi chứa vỏ bia, vỏ nước ngọt, bìa giấy . 

nỗi khổ ở chung cư
Khu vực đổ rác đều được bố trí ở cuối hành lang, thế nhưng có lẽ có quá nhiều người khi đi đổ rác để nước chảy dài khắp hành lang nên một tấm biển không mấy văn minh được viết tạm như thế này ngay lối đi ra khu vực đổ rác tầng 6.

nỗi khổ ở chung cư
Tại chiếu nghỉ của cầu thang bộ, khu vực đặt hộp và vòi cứu hỏa bị người dân chiếm dụng làm chỗ chứa hàng trăm món đồ. Thậm chí một chiếc bếp than tổ ong mới cóong đã được người dân đặt ở đây để chuẩn bị nấu nướng?!

nỗi khổ ở chung cư
Tại chiếu nghỉ của một tầng khác lại biến thành nơi để giày dép, thùng rác của một gia đình. 

nỗi khổ ở chung cư
Tại một tòa nhà cách tòa nhà phía trên không xa, khu vực hành lang, hộp chữa cháy cũng bị chiếm dụng làm nơi để xe đạp, quạt điện hỏng, móc áo, cân, thùng xốp và hàng chục thứ đồ cũ.


nỗi khổ ở chung cư
Thang bộ thành nơi treo rác lủng lẳng như thế này và nhiều trường hợp khi đang di chuyển thang bộ đã lãnh hậu quả khôn lường bởi thứ nước hôi thối từ trong túi nilon rỉ và rơi vào người.


chung cư
Tại chung cư này, người dân còn dịch chuyển hẳn căn bếp từ trong nhà ra hành lang để tiết kiệm diện tích.

Chuyện chưa biết về những nỗi khổ khi ở chung cư

Cháy nổ, mất nước sạch, thang máy hỏng, quá tải thang máy, quá tải hầm để xe, ý thức kém… đó là những tình trạng mà hàng chục nghìn người dân Thủ đô đang phải gánh chịu khi ở những khu chung cư giá rẻ, chất lượng kém trong thời gian qua. Đặc biệt sau vụ hỏa hoạn tại khu chung cư HH4 Linh Đàm và gần đây là CT4 Xa La lại càng làm dấy lên những nỗi lo lắng khôn xiết khi đang sống trong những căn hộ chưa thực sự đảm bảo an toàn và chưa đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Một căn hộ dù nhỏ bé, dù chật chội nhưng dù sao đó cũng là một tổ ấm để các gia đình trẻ ở khắp các miền quê yên tâm mưu sinh, bám trụ ở mảnh đất Thủ đô. Để sở hữu những căn hộ ấy không ít gia đình đã phải lao động biết bao năm trời, vay mượn khắp nơi, phải mua theo hình thức trả góp từ tiền của ngân hàng… Thế nhưng chất lượng chung cư vẫn còn là một dấu chấm hỏi, và cư dân đang sinh sống tại các chung cư cũng phải đối mặt với muôn vàn nỗi khổ mà không biết kêu ai...