Một cư dân mạng Trung Quốc mới đây chia sẻ: Cách đây khoảng 2, 3 năm ở quê hương anh này có một cô bé đang học năm 3 trung học cơ sở. Học lực của em không tệ. Tuy nhiên một hôm sau khi tan học, em bỗng mở cửa phòng ngủ và nhảy từ trên lầu xuống. Được biết, em là con một trong gia đình.

Sau đó, phụ huynh đến trường điều tra nguyên nhân thì phát hiện trong lúc cô giáo đang dạy, em học sinh đã lén lút đọc sách ngoại khóa dưới gầm bàn. Cô giáo đã tịch thu và nói sẽ báo lại với bố mẹ.

Một việc nhỏ như vậy sao lại khiến đứa trẻ tự tử? Đây có phải lỗi của giáo viên? Thực tế, hành động của cô giáo là phương pháp giáo dục bình thường, cũng không thể để học sinh thích làm gì thì làm trong lớp được.

Vì vậy, kết cục cuối cùng là cha mẹ và gia đình gánh chịu. Đó là nỗi đau suốt đời họ không thể nguôi ngoai. Về phần cô giáo cũng ám ảnh và đau khổ vì cái chết của học trò. Còn những người xung quanh cảm thán, tiếc vì hành động dại dột của đứa trẻ.

Những năm gần đây, có rất nhiều vụ việc trẻ em hành động cực đoan, tự tìm cách kết liễu cuộc đời vì chuyện ở trường lớp. Có phải áp lực học tập đang đè nặng lên con trẻ?

Rất có thể là không, chúng ta không thể nói rằng trẻ em không bị căng thẳng ở trường, nhưng tất cả trẻ em ở trường đều có mô hình học tập và áp lực như nhau, tại sao con bạn lại không thể chịu đựng được?"

Thực tế, những hành động tiêu cực của trẻ có mối liên quan tới cách cha mẹ dạy dỗ ở nhà. Nhiều bậc cha mẹ cho biết, từ khi con bước vào tuổi dậy thì, họ không dám lớn tiếng với con. Họ bối rối khi con rơi vào thời kỳ nổi loạn, không biết làm thế nào để uốn nắn con cho đúng?

Về điều này, có lẽ câu chuyện của tỷ phú nổi tiếng Jack Ma sẽ cho bạn một kinh nghiệm quý báu.

Cao tay như vợ chồng tỷ phú Jack Ma, chẳng mắng nhiều lời mà đưa con từ bờ vực hư hỏng đến con đường học giỏi, tiến bộ - Ảnh 1.

Tỷ phú Jack Ma

Jack Ma từng chia sẻ, trước đây vì bận rộn khởi nghiệp nên có một thời gian bỏ bê con cái. Kết quả con trai ông, Mã Nguyên Khôn học tập sa sút, chỉ chơi game trên máy tính mỗi ngày. Vợ chồng Jack Ma nhận thấy vấn đề của đứa trẻ rất nghiêm trọng và phải khắc phục ngay lập tức. Vợ Jack Ma xin nghỉ việc ở công ty và về nhà chăm sóc con toàn thời gian.

Điều bất ngờ là người mẹ không ngăn cản con chơi game mà còn "ủng hộ" con. Sau một thời gian mê mẩn, Mã Nguyên Khôn sau đó cảm thấy chơi game không thú vị và không có thử thách gì.

Trong quãng thời gian này, vợ Jack Ma nấu ba bữa ngon mỗi ngày cho con, dành thời gian cho con bất cứ khi nào rảnh và trò chuyện với con nhiều hơn mỗi ngày. Mối quan hệ giữa hai mẹ con ngày càng tốt đẹp hơn.

Dưới sự hướng dẫn của mẹ, cậu quý tử bắt đầu tạo ra thử thách mới để cải thiện thành tích học tập của mình. Sau một thời gian học tập chăm chỉ, thành tích của Mã Nguyên Khôn đã tiến bộ rõ rệt.

Từ câu chuyện của vợ chồng Jack Ma, nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta luôn "đối đầu" với con mình khi giáo dục chúng? Không có giải pháp nào tốt hơn sao?

Chắc chắn có những phương pháp tốt, nhưng nhiều bậc cha mẹ có thể không đủ can đảm để thử và phạm sai lầm chứ đừng nói đến việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái. Hơn nữa, nhiều bậc cha mẹ không cố gắng hết sức để hiểu thế giới nội tâm của con và quen sử dụng những phương pháp sai lầm để giải quyết vấn đề của con.

Nếu gặp phải sự nổi loạn của trẻ vị thành niên thì chúng ta phải làm sao cho đúng? Có 3 động thái mà cha mẹ cần nhớ:

- Đầu tiên, nếu bạn khoan dung khi con mắc lỗi, cho con một cơ hội để sửa sai thì tương lai của con sẽ tươi sáng hơn nhiều.

- Thứ hai, đừng chỉ đứng từ xa la mắng mà hãy đến gần con hơn, lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ của con bởi cha mẹ là chỗ dựa lớn nhất của con.

- Thứ ba, giao tiếp tốt là chìa khóa để mở nút thắt. Học cách nói chuyện khéo léo với con là khóa học bắt buộc đối với cha mẹ! Đặc biệt khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên, lòng tự trọng của trẻ càng mạnh mẽ, ý thức tự chủ ngày càng rõ ràng, việc cha mẹ tôn trọng con và hiểu cách giao tiếp của con có thể khiến con chấp nhận những lời đề nghị của chúng ta tốt hơn.