"BS Lâm khám cho con tôi đi. Sao da cổ, nách, đùi của cháu ngày càng sần sùi, có những vạch màu đen xuất hiện", mẹ của Hữu Hữu trình bày với bác sĩ.

Hứu Hữu là cậu bé 12 tuổi, trắng trẻo, mập mạp sức khỏe tốt. Mẹ đưa Hữu Hữu đến Phòng khám bệnh béo phì trẻ em của Bệnh viện trực thuộc Đại học Sư phạm Hàng Châu sau khi phát hiện những dấu hiệu lạ trên da của con. Sau khi quan sát kỹ lưỡng, BS Lâm Yến ban đầu nhận định rằng những thay đổi trên da của cậu bé là do nấm acanthosis nigricans (bệnh gai đen).

BS Lâm Yến giải thích: Trong những năm gần đây, tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng tăng, và ngày càng có nhiều trẻ em mắc chứng béo phì bị nấm acanthosis nigricans.

Cậu bé 12 tuổi béo tốt nhưng lại có những "vạch màu đen" trên cổ, nách và đùi, bác sĩ nhìn thấy liền yêu cầu gia đình làm ngay một việc - Ảnh 1.

Sau đó BS Lâm Yến đã tiến hành kiểm tra sức khỏe cho Hữu Hữu. Cậu bé năm nay 12 tuổi, cao 172cm, nặng 91kg và chỉ số BMI vượt xa mức bình thường, đạt 30,76. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là vòng bụng của bé đã lên tới 102cm. Xét nghiệm insulin trong máu cao gấp đôi so với mức bình thường cũng xác nhận nhận định của bác sĩ Lâm - đó là chứng tăng insulin máu điển hình, và cũng có gan nhiễm mỡ.

Ngay lập tức, BS Lâm Yến đã lập một kế hoạch "giảm béo" chi tiết cho Hữu Hữu và yêu cầu gia đình phối hợp thực hiện. Thông qua việc điều trị bằng thuốc và hướng dẫn chế độ ăn uống theo tiêu chuẩn, cân nặng của bé đã giảm 5kg chỉ trong 2 tuần và tình trạng vạch màu đen cũng được cải thiện đáng kể.

Qua đây, BS cũng nhắc nhở các bậc phụ huynh, khi nhận thấy cân nặng của con trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển có xu hướng tăng rất nhanh, da có những "vạch đen" bất thường thì nên đi khám kịp thời và tích cực tìm nguyên nhân.

Cậu bé 12 tuổi béo tốt nhưng lại có những "vạch màu đen" trên cổ, nách và đùi, bác sĩ nhìn thấy liền yêu cầu gia đình làm ngay một việc - Ảnh 2.

Bệnh gai đen là gì?

Bệnh Acanthosis nigricans hay còn gọi là bệnh gai đen được nhắc tới như trường hợp của Hữu Hữu là tình trạng da nhiễm sắc tố đen, dày lên, có hình dạng như một miếng vải màu đen.

Bệnh gai đen được mô tả lần đầu tiên vào năm 1889, bệnh gồm hai loại: lành tính và ác tính. Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em mắc bệnh gai đen bao gồm đái tháo đường, hội chứng buồng trứng đa nang, gan nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp. Ngoài ra, bệnh gai đen còn do thuốc và bệnh tự phát hoặc có thể có tính di truyền.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gai đen thường là qua những mảng da màu nâu thẫm hoặc nâu xám ở các nếp của cơ thể như nách, cổ, bẹn, khoeo chân, rốn, quanh hậu môn hoặc cơ quan sinh dục... Lúc đầu, da vùng bệnh có thể chỉ đổi màu xam xám, nhìn có vẻ như dính bẩn, sau đó da sẽ đen dần lên, sờ thấy sần sùi, nham nhám vì nổi các u nhú và tăng sừng.

Bệnh gai đen tuy nhẹ, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, tuy nhiên nó lại có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm khác, đặc biệt là khối ung thư trong cơ thể như ung thư dạ dày, ung thư gan. Bệnh cũng có thể khiến người mắc phải mất đi sự tự tin, mất thẩm mỹ và nhiều bệnh nhân có thể cảm thấy xấu hổ, mặc cảm.

Vì vậy, khi nhận thấy làn da xuất hiện triệu chứng của bệnh gai đen thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Cậu bé 12 tuổi béo tốt nhưng lại có những "vạch màu đen" trên cổ, nách và đùi, bác sĩ nhìn thấy liền yêu cầu gia đình làm ngay một việc - Ảnh 4.

Bệnh gai đen có điều trị được không?

Để chữa khỏi bệnh gai đen cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có cách khắc phục phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tích cực. Bệnh gai đen có thể được điều trị bằng nhiều biện pháp dựa vào các nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

Giảm cân: Nếu bị bệnh gai đen do thừa cân, béo phì thì hãy áp dụng các biện pháp giảm cân. Giảm cân bằng việc kết hợp một chế độ ăn uống hợp lý cùng với việc vận động thể thao mỗi ngày. Sau khi giảm cân thành công thì bệnh gai đen có thể hết hoặc giảm tùy thuộc vào từng trường hợp.

Ngừng sử dụng thuốc hoặc các chất bổ sung: Nếu bệnh gai đen liên quan đến một loại thuốc hoặc chất bổ sung mà người bệnh đang sử dụng thì hãy ngừng dùng chúng. Sau khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh gai đen sẽ tự hết.

Phẫu thuật: Nếu bệnh gai đen đã được kích hoạt bởi khối u ung thư, việc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ giúp cải thiện được bệnh, các vùng da bị tổn thương cũng sẽ được làm sạch.