Trang QQ đưa tin, một cậu bé 12 tuổi cấp cứu tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc trong tình trạng bị ung thư ruột giai đoạn cuối. Kết quả bệnh lý khiến cho người thân của cậu bé vô cùng bàng hoàng, người mẹ thì hối hận bật khóc.

2 tháng trước, cô Trần phát hiện con trai mình có một số triệu chứng lạ trên cơ thể như đau bụng, khó chịu, chán ăn... Sau đó, cậu bé được mẹ dẫn đến Bệnh viện Ung bướu tỉnh Hồ Nam khám bệnh, kết quả kiểm tra toàn diện cho thấy đây là ung thư đường ruột, có mức độ ác tính cao và tiên lượng rất xấu.

12 tuổi mắc bệnh ung thư ruột giai đoạn cuối, tất cả là do thói quen chiều chuộng này của cha mẹ - Ảnh 1.

12 tuổi cậu bé đã bị ung thư.

Kết quả như tiếng sét đánh ngang tai, cô Trần chỉ có một người con duy nhất nên thường rất cưng chiều. Cô nhớ lại con trai mình không thích ăn sáng, bữa trưa và tối chỉ ăn có nửa bát cơm, khi khát thường hay uống nước ngọt, nước hoa quả chứ ít khi uống nước lọc. Đặc biệt, mỗi khi cha mẹ ngủ say, con trai cô lại lén lấy điện thoại chơi game đến khuya. Vì quá chiều chuộng nên vợ chồng cô Trần đã dung túng cho những thói hư tật xấu này của con mình trong thời gian dài.

Tại sao ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư?

Dương Công Hoán, nguyên phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tại Trung Quốc cho biết, ung thư đã trở thành nguyên nhân gây tử vong số 1 hiện nay. Điều đáng nói nhất là ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư. Nguyên nhân phần lớn là do những thói quen sau:

1. Thường xuyên thức khuya

Giới trẻ hiện nay rất ít người ngủ trước 10 giờ tối, ngoài trường hợp thức khuya do tăng ca, số còn lại thường có thói quen chơi game trên điện thoại, nhậu nhẹt, hát karaoke…, hoặc đơn giản là không muốn ngủ.

12 tuổi mắc bệnh ung thư ruột giai đoạn cuối, tất cả là do thói quen chiều chuộng này của cha mẹ - Ảnh 2.

Các nhà nghiên cứu ung thư ở Anh đã phân tích hơn 1.000 bệnh nhân ung thư trong độ tuổi từ 35 đến 50, họ phát hiện ra thói quen thức rất khuya chiếm 99,3%. Việc thiếu ngủ lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Sau khi hệ miễn dịch suy yếu, các tế bào ung thư sẽ dễ dàng phát triển nhanh.

2. Ăn uống không lành mạnh

Mức sống bây giờ cải thiện rất nhiều, chỉ cần có điều kiện một chút là có thể ăn bất kỳ món ngon vật lạ nào trên đời. Tuổi trẻ thường ít khi chú ý đến sức khỏe, ham vui, ăn uống tuỳ tiện không khoa học, dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.

Không ăn uống lành mạnh sẽ dễ dàng dẫn tới các tình trạng như táo bón, béo phì, suy dinh dưỡng, viêm dạ dày và các bệnh khác sẽ nối tiếp nhau. Tuy nhiên, những tình trạng như vậy kéo dài trong thời gian sẽ là yếu tố nguy cơ gây ra các khối u đường tiêu hóa, ung thư dạ dày và ung thư ruột đều có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống.

3. Hút thuc và ung rượu trong thời gian dài

Những người hút thuốc, uống rượu vào khi còn trẻ thường ít nhận thấy được mức độ nguy hiểm của thói quen này. Khi tuổi tác bắt đầu tăng cao, các chức năng của cơ thể bắt đầu suy giảm, tác hại của những thói quen xấu này sẽ từ từ xuất hiện. Trong số bệnh nhân ung thư phổi, 80% nguyên nhân là do hút thuốc lá. Việc uống rượu bia quá mức về lâu dài sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, dễ sinh ra các bệnh như ung thư gan.

4. Chịu nhiều áp lực

12 tuổi mắc bệnh ung thư ruột giai đoạn cuối, tất cả là do thói quen chiều chuộng này của cha mẹ - Ảnh 3.

Hầu hết mọi người trong xã hội hiện đại đều phải chịu áp lực rất lớn.

Hầu hết mọi người trong xã hội hiện đại đều phải chịu áp lực rất lớn, đó có thể là về điểm số, về công việc, về trách nhiệm phải lập gia đình, mua nhà, tậu xe. Đặc biệt đàn ông sau khi lập gia đình phải nuôi một gia đình nhỏ cùng người lớn tuổi, tinh thần căng thẳng tích tụ lại sẽ thay đổi tâm sinh lý, về lâu dài sẽ càng dễ dàng xuất hiện ung thư.

5. Lười vận động

Theo nghiên cứu của tạp chí The Lancet, gần 1/3 số người trưởng thành trên thế giới không tập thể dục thường xuyên. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ngồi lâu trước máy tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở phụ nữ, đặc biệt là ung thư vú và buồng trứng.

Bác sĩ Lưu Tuấn Điền, trưởng khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Ung thư Đại học Y Thiên Tân cho biết, mặc dù tỷ lệ mắc ung thư ở người trẻ thấp hơn ở người già nhưng những người trẻ tuổi có sự chuyển hóa tế bào mạnh hơn. Sau khi bị ung thư, tốc độ phát triển của tế bào ung thư sẽ thấp hơn, còn người trung niên và cao tuổi thì mức độ ác tính sẽ cao hơn, khả năng di căn và tái phát cũng lớn hơn.

Theo QQ, Myzaker