1 tháng trước, Tiểu Bằng thường xuyên khát nước, vì không thích uống nước lọc nên mỗi lần khát khô cổ, cậu bé sẽ uống trà đen ướp lạnh, có hôm cậu bé uống hơn 15 chai trà đen ướp lạnh và kì lạ là, càng uống lại càng khát và đi tiểu nhiều hơn.
Đến một hôm, vào buổi sáng sớm, Tiểu Bằng bắt đầu nôn mửa, đau bụng quanh rốn, mệt lả và đi đứng không vững. Bố mẹ vội vàng đưa Tiểu Bằng đến bệnh viện xét nghiệm, mặc dù bụng đói nhưng đường huyết của Tiểu Bằng đạt 25.2mmol/L, ở người bình thường khi bụng đói, đường huyết dao động trong khoảng 3.9-5.6mmol/L. Mức đường huyết của Tiểu Bằng cao gấp 5 lần so với người bình thường, xét nghiệm nước tiểu cho thấy glucose niệu 4+, ceton niệu 3+, là triệu chứng nhiễm axit xeton (biến chứng của bệnh tiểu đường), tình trạng rất nguy hiểm.
Tiểu Bằng mới 15 tuổi, đến từ thị trấn Dư Hàng, tỉnh Chiết Giang (TQ), có cân nặng nhảy vọt lên 110 kg trong khoảng thời gian ngắn ngủi và mắc bệnh tiểu đường type 2.
Bác sĩ Du Vĩ, khoa nội tiết của bệnh viện, cho biết: "Khi Tiểu Bằng được đưa đến phòng khám, giọng nói của cậu bé rất yếu ớt, thở gấp, có khả năng bị choáng bất cứ lúc nào".
Sau khi cấp cứu kịp thời, Tiểu Bằng đã qua cơn nguy kịch, cậu bé mắc bệnh tiểu đường type 2 là sự thật không thể nào thay đổi.
Nhiễm xeton là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết. Nhiễm axit xeton có biểu hiện gần giống với viêm dạ dày ruột cấp tính, bệnh nhân sẽ có triệu chứng nôn mửa, nhưng nhiễm axit xeton nguy hiểm hơn, tỉ lệ tử vong cao hơn, thời điểm ấy nếu Tiểu Bằng có dấu hiệu choáng, trì hoãn điều trị thì hậu quả thật khó lường.
Thông qua tìm hiểu từ bố mẹ Tiểu Bằng, bác sĩ được biết: Tiểu Bằng từ nhỏ đã khá mập, khẩu vị ăn uống tốt, một mình cậu bé cũng có thể ăn hết một bát ngô hầm với xương sườn. Tiểu Bằng càng lớn càng mập, cộng thêm thói quen xấu là lười vận động, vào ngày nghỉ hoặc dịp lễ, cậu bé có thói quen gọi thức ăn nhanh bên ngoài như gà rán, trà sữa, nướp ép, cậu bé lười uống nước lọc nên thay bằng nhiều loại đồ uống khác nhau.
Bố mẹ thường khuyên Tiểu Bằng cắt giảm các loại đồ uống và uống nhiều nước lọc, nhưng cậu bé chỉ nghe lời được vài bữa, rồi đâu lại vào đấy. Hơn nữa, bố mẹ Tiểu Bằng có thói quen cưng chiều cậu bé, họ nghĩ rằng con trẻ ăn được là phúc, nên không bao giờ muốn Tiểu Bằng giảm béo, họ không nhắc nhở Tiểu Bằng kiểm soát thói quen ăn uống vô độ, những điều họ làm cứ ngỡ tốt cho con nhưng sau cùng đã làm hại con.
Bố mẹ thường khuyên Tiểu Bằng cắt giảm các loại đồ uống và uống nhiều nước lọc, nhưng cậu bé chỉ nghe lời được vài bữa, rồi đâu lại vào đấy.
Bác sĩ Du Vĩ cho biết, rất nhiều phụ huynh nghĩ rằng, con nhỏ béo chút cũng không sao, họ để mặc con trẻ ăn uống vô độ mà không kiểm soát cân nặng, đây chính là sai lầm của các bậc cha mẹ vì đã gián tiếp hại con.
Chúng ta thường dùng BMI (chỉ số cơ thể được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người).
Tiểu Bằng 15 tuổi nên bác sĩ khuyến nghị MBI của cậu bé phải trong khoảng 19.7 là bình thường, hơn 22.7 là thừa cân, thực tế Tiểu Bằng có mức MBI là 37, thừa cân quá nhiều so với độ tuổi của cậu bé.
Chuyên gia khoa nội tiết cho biết, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 ngày càng trẻ hóa, thậm chí trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh, điều này liên quan mật thiết đến cuộc sống của trẻ, trẻ ăn được chưa chắc là phúc và béo phì chắc chắn không phải là điều tốt đẹp. Bệnh tiểu đường type 2 thường xảy ra với các triệu chứng âm thầm, thời kỳ đầu bệnh tiến triển không có dấu hiệu rõ ràng.
Chuyên gia khoa nội tiết cho biết, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 ngày càng trẻ hóa, thậm chí trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Bác sĩ Du Vĩ có lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc con trẻ: "Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy đi, sút cân không rõ nguyên nhân thì phụ huynh nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện khám. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, thì mỗi năm phụ huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe ít nhất 1 lần".
Dưới đây là 7 dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường type 2 mà bạn không nên bỏ qua:
1. Đi tiểu thường xuyên
Còn được gọi là đa niệu, thường xuyên đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn tăng cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu. Quả thận của chúng ta không thể hoạt động nhịp nhàng nếu lượng đường trong cơ thể quá cao, nếu hàm lượng glucose trong nước tiểu cao, nó sẽ phải thu hút một lượng nước từ đó khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên.
2. Khát nước
Lúc nào cũng cảm thấy khát là một trong những triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh tiểu đường. Khi đường trong máu tăng lên, kèm theo việc đi tiểu nhiều dẫn đến khát nước, cơ thể bạn lúc đó cần lượng nước để bù lại chỗ đã mất đi.
3. Hay cảm thấy đói
Chứng thèm ăn hoặc đói dữ dội cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Đói là do đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp.
Đường đảm nhiệm chức năng nuôi tế bào trong cơ thể, khi các tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin, cơ thể bạn sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào, từ đó sinh ra các cơn đói cồn cào trong ruột. Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn.
4. Đau hoặc tê bàn tay, chân
Những cảm giác kiến bò hoặc tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường, nhẹ có thể tê bì thoáng qua, nhưng khi đã sưng, đau là đã xuất hiện các tổn thương thần kinh nặng.
Nếu người mắc bệnh tiểu đường mà không được điều trị, những biến chứng nặng của bệnh tiểu đường như tê bì hoặc sưng đau chân tay sẽ ngày một trầm trọng.
5. Lâu lành vết thương
Lý do người bị tiểu đường thường khó lành vết thương hơn những người khác là do đường máu tăng cao, làm lượng máu lưu thông kém. Bên cạnh tác động đến hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng cả đến hệ miễn dịch, cũng góp phần làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng hoặc vết thương. Nếu xuất hiện triệu chứng này hãy nghĩ tới bệnh tiểu đường.
6. Nhìn mờ
Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường không được phát hiện và điều trị. Khi lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ tự khỏi khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường.
8. Xuất hiện mảng da tối màu
Nếu trên cơ thể xuất hiện những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn... rất có thể đó là dấu hiệu bạn đã mắc tiểu đường type 2. Những triệu chứng này được gọi là acanthosis nigricans, là một dấu hiệu của kháng insulin.
Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, thì mỗi năm phụ huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe ít nhất 1 lần.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2?
- Tập thể dục hàng ngày, vận động cơ thể giúp cho hoạt động của insulin nhịp nhàng, hỗ trợ cho quá trình vận chuyển glucose vào máu và biến thành năng lượng cho con người hoạt động.
- Loại bỏ nguy cơ thừa cân, béo phì, bởi bệnh béo phì là cơ hội để gia tăng mắc các bệnh chuyển hóa, trong đó có tiểu đường.
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và hoa quả tươi, ít thực phẩm giàu carbohydrate.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.
Nguồn: Sina