Đó là trường hợp của một bé trai 7 tuổi, ở Trung Quốc. Cậu bé Bảo Bảo là con của một bà mẹ đơn thân. Với mục đích bù đắp tình cảm thiếu thốn, bà mẹ đã duy trì cho con bú mẹ tới tận khi vào lớp 1.
Tuy nhiên, mới chỉ đi học được vài ngày sau khai giảng, nhà trường đã gửi cậu bé về gia đình với lý do: Không thể thích nghi với cuộc sống ở trường, ngày nào đến lớp cũng khóc tìm mẹ đòi bú.
Người mẹ cho biết, khi con còn nhỏ, cô cũng đã có ý định cai sữa. Thế nhưng cứ khi nào con khóc thì cô lại không chịu đựng được và liền cho ti luôn. Thời gian cứ thế thoi đưa, mẹ Bảo Bảo không nghĩ rằng cô đã cho con bú tới tận năm 7 tuổi.
Con 7 tuổi vẫn không thể cai ti mẹ.
Khi bị nhà trường trả lại, bà ngoại đã lập tức đưa cháu tới bác sĩ để kiểm tra sức khỏe thể chất và tâm lý. Các bác sĩ cho rằng, việc duy trì bú sữa mẹ quá lâu khiến Bảo Bảo rất kén ăn và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Dẫn tới hậu quả là bé rất gầy so với các bạn cùng lứa. Bác sĩ cho rằng với bệnh tim hiện tại của bé, cho bú mẹ không phải là giải pháp mà phải nên chữa trị bằng thuốc.
Đang học Bảo Bảo cũng đòi về để ti mẹ.
Những lưu ý trong việc cai sữa cho con:
Bắt buộc theo tuổi
Không có một quy định cụ thể về thời điểm quyết định cai sữa cho con. Thời điểm có thể sớm hoặc muộn tùy từng cá nhân, hoàn cảnh gia đình cụ thể. Tuy nhiên, nếu sau 7 tuổi mà chưa cai sữa sẽ gây hại cho bé cả về thể chất lẫn tâm lý.
Cai sữa chậm sẽ bị nhầm lẫn về giới tính
Mặc dù ti mẹ sẽ giúp mối quan hệ của hai mẹ con thêm gắn kết, nhưng thời gian quá lâu sẽ là rào cản trong quá trình phát triển của con, khiến trẻ nhầm lẫn về giới tính.
Trẻ sẽ yếu đuối và phụ thuộc vào mẹ
Khi đứa trẻ lớn lên nhưng vẫn ti mẹ sẽ không nắm bắt chính xác khoảng cách giữa người khác giới. Mỗi em bé là một cá nhân độc lập và theo thời gian phải dạy cho con học cách tự lập.
Bên cạnh đó, việc cho con bú lâu dài, thậm chí cả tới tuổi vào lớp 1 không phải là tình yêu mà ngược lại sẽ khiến con không biết cách sống độc lập mà luôn bị phụ thuộc vào mẹ.