Mới đây, sự việc về bữa ăn Pizza Hut tưởng chừng cỏn con, không đáng nhắc đến, nhưng lại khiến cộng đồng mạng Trung Quốc dậy sóng.

"Đi ăn Pizza Hut mà cũng là phần thưởng sao?"

Câu chuyện bữa ăn tại cửa hàng thức ăn nhanh vạch trần thói xấu của nhóm người "nghèo tinh thần": Giàu có nhưng chưa chắc biết đồng cảm! - Ảnh 1.

Một chàng trai chia sẻ lên Weibo trải nghiệm khi còn học ở trường Trung học Hành Thủy (Hà Bắc) - một trường trung học nổi tiếng chuyên đào tạo học sinh xuất sắc đậu vào các trường đại học bậc nhất Trung Quốc. Vì khi đó, cậu học nội trú nên bình thường chỉ ăn cơm ở căn tin trường.

Mỗi lần về nhà, bố mẹ lại thưởng cho một bữa ngon miệng tại cửa hàng thức ăn nhanh Pizza Hut. Vì thế trước ngày về nhà, chàng trai thường để bụng đói để thưởng thức món ngon mình yêu thích

Trong phần bình luận dưới bài đăng có người hỏi một câu thế này: “Tại sao lại là Pizza Hut?”.

Chàng trai trả lời: “Pizza Hut có lẽ là sự lựa chọn cao sang nhất dành cho người nghèo rồi. Em gái tôi còn chưa bao giờ đi KFC đấy”.

Người kia lại tiếp tục bình luận vô cùng hồn nhiên: “Vì tôi cảm thấy Pizza Hut là nhà hàng vô cùng bình thường nên việc lấy bữa ăn ở đó làm phần thưởng thì hơi kỳ quái”.

Có người rất khó chịu khi nhìn thấy dòng bình luận này, sau đó đã gửi tin nhắn riêng cho chàng trai, kể về câu chuyện của mình.

Câu chuyện bữa ăn tại cửa hàng thức ăn nhanh vạch trần thói xấu của nhóm người "nghèo tinh thần": Giàu có nhưng chưa chắc biết đồng cảm! - Ảnh 2.

Cô gái kể rằng từ nhỏ đến lớn chỉ ăn đúng 1 lần KFC và 3 lần McDonald, sau này lớn lên đã nếm thử kem McFlurry - thương hiệu kem thuộc chuỗi McDonald.

Thuở nhỏ, khó khăn lắm ở huyện thành mà cô sinh sống mới khai trương một cửa hàng KFC. Cuối kỳ thi được 100 điểm, mẹ quyết định thưởng cho con gái một bữa gà rán mới lạ.

Thế nhưng mẹ cô chỉ là một nông dân chân lấm tay bùn. Hai mẹ con vào cửa hàng, không có chỗ ngồi, không có menu, cũng không có bất kỳ nhân viên nào đến phục vụ.

Hai người đứng im tại chỗ vì không biết phải gọi món thế nào. Sau đó mới đành “mặt dày” đến hỏi hai bố con đang ngồi ăn hamburger. Thế nhưng mẹ cô cũng không hiểu mấy món ăn tiếng Anh là gì. Cuối cùng chỉ đành ra khỏi cửa hàng. Phần thưởng dành cho điểm 100 cuối kỳ đổi thành thứ khác.

Sự việc thuở bé đã khiến cô gái như có nút thắt trong lòng. Cô không dám vào cửa hàng KFC, McDonald, thậm chí là Pizza Hut. Cô sợ khi bước vào những nơi này sẽ nhớ lại sự xấu hổ và nhục nhã khi xưa.

Chàng trai nghe được tâm sự của cô gái và đã xin phép chụp màn hình đăng tải lên mạng xã hội để mọi người cùng thấu hiểu một điều: Không phải ai cũng được ăn KFC, Pizza Hut hay những loại thức ăn nhanh khác.

Bài đăng đã thu hút sự đồng tình của cư dân mạng và nhận được hơn 20 nghìn lượt chia sẻ.

Câu chuyện bữa ăn tại cửa hàng thức ăn nhanh vạch trần thói xấu của nhóm người "nghèo tinh thần": Giàu có nhưng chưa chắc biết đồng cảm! - Ảnh 3.

Thật vậy! Không phải nơi nào cũng có KFC, McDonald, Pizza Hut… Nhiều người phải dùng cả đời mới dám bước vào những nơi mà bạn thường xuyên lui tới kia. Bởi vì đối với họ, mọi thứ đều mới mẻ. Chưa nói đến giá cả các món có phù hợp điều kiện kinh tế hay không, mà ngay cả làm thế nào để gọi món, làm sao để bản thân không bị “quê mùa” khi đi ăn lần đầu… cũng là những vấn đề vô cùng lớn. 

Có lẽ bạn bất ngờ khi người khác chưa từng trải nghiệm một điều gì đó bản thân cảm thấy vô cùng bình thường. Nhưng thật sự không cần thiết khi dùng cảm giác ưu việt của mình để làm tổn thương bất kỳ ai. 

Nghèo tiền bạc không đáng sợ, mà nghèo tinh thần mới khủng khiếp

Trong cuộc sống, rất nhiều người mặc dù không nghèo về tiền bạc, nhưng lại nghèo tinh thần. Họ không biết cách đồng cảm cho nỗi khổ của người khác. 

Họ thích hạ bệ đối phương để nâng cao bản thân, thể hiện những điểm ưu việt “quá nhiều nên không biết đặt đâu mới phù hợp” của họ. 

“Ôi trời! Bữa ăn Pizza Hut cũng gọi là phần thưởng hả? Đây là loại cửa hàng thức ăn nhanh ở đâu cũng có mà. Tôi đã đi vô số lần, ăn đến ngấy”.

“Lần đầu bạn ăn beefsteak hả? Chắc là không biết phân biệt thế nào là sống, tái, chín vừa hay chín hoàn toàn đâu nhỉ? Thật là quê mùa!”.

Không hề biết quan tâm đến cảm nhận của người khác, mà chỉ muốn thể hiện cái tài giỏi của mình, hoặc là ngu xuẩn, hoặc là xấu xa đến ghê sợ.

Câu chuyện bữa ăn tại cửa hàng thức ăn nhanh vạch trần thói xấu của nhóm người "nghèo tinh thần": Giàu có nhưng chưa chắc biết đồng cảm! - Ảnh 4.

Mới đây, ở Dương Châu (Giang Tô, Trung Quốc), một chiếc xe máy điện va chạm nhẹ với chiếc Mercedes-Benz.

Ông lão chạy xe máy điện liên tục nói xin lỗi, nhưng người đàn ông đi xe hơi sang trọng lại không chịu bỏ qua, tức giận đùng đùng, chỉ vào chiếc xe điện cũ kỹ hét lớn: “Ông là cái thứ nghèo hèn! Hạng bần cùng!”. 

Cứ thế mấy phút liền, anh ta không trách móc việc ông lão đi đứng không đàng hoàng, mà cứ chăm chăm vào vấn đề giàu nghèo để chỉ trích thậm tệ. 

Tiểu thuyết “Anything Is Possible” của tác giả người Mỹ, Elizabeth Strout, có một đoạn thế này:

“Điều khiến tôi hứng thú là việc chúng ta luôn tìm đủ mọi cách để cảm thấy bản thân cao cấp hơn một người hoặc một nhóm khác. Hiện tượng này luôn tồn tại mọi lúc mọi nơi. Đây chính là mặt xấu xa, giả dối nhất của chúng ta…” (tạm dịch).

Một người càng thiếu thứ gì thì càng muốn thể hiện thứ đó. Bản chất của kiểu tư duy này chính là vì bản thân thiếu thốn nên cần được người khác công nhận sự tồn tại, từ đó mới biết được giá trị của mình.

"Không phải con cá nào cũng đều sống trong cùng một đại dương"

Thế giới này còn rất nhiều người đang phải chật vật, khổ sở với cuộc sống. Chỉ là bạn không có cơ hội nhìn thấy hoặc không chịu thừa nhận mà thôi.

Người đàn ông sống trong căn phòng hẹp chỉ đủ nằm nghiêng người.

Câu chuyện bữa ăn tại cửa hàng thức ăn nhanh vạch trần thói xấu của nhóm người "nghèo tinh thần": Giàu có nhưng chưa chắc biết đồng cảm! - Ảnh 7.

Shipper ngất xỉu vì chạy giao đồ cả ngày không ăn uống được cảnh sát giúp đỡ.

Người “có tâm” thật sự chắc chắn phải thấu hiểu sự bất hạnh và khó khăn của người khác, cho dù không thể dang tay giúp đỡ thì cũng nên dành sự tôn trọng nhất định. Sống trong thế giới của riêng mình quá lâu sẽ khiến tầm nhìn và thế giới quan bị gò bó trong một phạm vi nhất định. 

Hãy nhớ rằng cuộc sống của mỗi người đều không giống nhau. Dùng sự hiểu biết của mình để đánh giá người khác chính là hành vi của "ếch ngồi đáy giếng", bất kể giàu có hay tri thức đầy mình đến đâu.

Bạn sống đủ đầy, bạn học cao hiểu rộng, thì đó là phúc phần và công sức của bạn. Thay vì chê cười người khác lần đầu tiên ăn beefsteak không biết phân biệt độ chín và sống, hãy thành tâm hướng dẫn, giúp họ được mở rộng tầm mắt. Đây mới là cách đối nhân xử thế của người có trái tim thiện lương và thông minh.

Ai cũng có nỗi khổ riêng, người ngoài cuộc chẳng bao giờ hiểu. Đã không thể cho đi sự đồng cảm thì đừng buông lời đắng cay!

(Nguồn: Zhihu)

https://afamily.vn/cau-chuyen-bua-an-tai-cua-hang-thuc-an-nhanh-vach-tran-thoi-xau-cua-nhom-nguoi-ngheo-tinh-than-giau-nhung-chua-chac-biet-dong-cam-20220721172548715.chn