Thiền sư Matthieu Ricard sinh ra ở Pháp vào năm 1946 trong một gia đình danh giá, cha ông là triết gia và mẹ ông là họa sĩ. Thầy Ricard nhận bằng tiến sĩ ngành phân tử học tại Viện Pasteur trước khi cống hiến đời mình cho Phật giáo ở vùng núi Himalaya. Ông đã theo học hàng loạt các bậc thầy uyên bác trước khi trở thành tu sĩ ở tuổi 30 và trở thành thông dịch viên tiếng Pháp cho Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1989.
Ricard đã cùng cha viết quyển "Nhà sư và Triết gia" vào năm 1997 với mong muốn gắn kết hơn với cha mẹ già của mình, nhưng không ngờ tác phẩm này lại trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Pháp. Và rồi các phương tiện truyền thông bắt đầu chú ý đến Ricard. Ông bỗng trở thành người nổi tiếng "bất đắc dĩ".
Các phương tiện truyền thông phương Tây cũng đã tuyên bố rằng thầy Matthieu Ricard là "Người hạnh phúc nhất nhất thế giới". Sau một nghiên cứu về thiền định ở Đại học Wisconsin vào năm 2000, người ta phát hiện ra mỗi khi Matthieu Richard ngồi thiền hay chiêm nghiệm về lòng từ bi, bộ não của ông phát ra bước sóng gamma ở mức cao chưa từng được ghi nhận ở bất cứ tài liệu khoa học nào. Đây chính là bước sóng liên quan chặt chẽ tới quá trình nhận thức, sự chú ý, ghi nhớ và học tập,
Dưới sự hướng dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, thầy Ricard quyết định sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá những bài học về hạnh phúc và lòng từ bi. Và tất cả số tiền thu được từ công việc này đều được ông hướng đến tổ chức phi lợi nhuận Karuna-Shechen của mình.
Tùy năm, thầy Ricard có thể dành phần lớn thời gian của mình tại các tu viện nước ngoài hoặc trò chuyện với khán giả ở các tổ chức như TED, Google hay Liên Hiệp Quốc, nhưng ngôi nhà thực sự của ông là ở tu viện Shechen ở Nepal.
Thầy Ricard thường lên núi ngắm mặt trời mọc.
Vị tu sĩ có một ngôi nhà giản dị cùng với một vài bộ y phục, một căn bếp nhỏ và một bãi cỏ phía trước nhà. Ông bảo rằng: "Chúng ta sẽ chạm đến sự bình an bên trong tâm hồn nhờ tính giản dị".
Thầy Ricard thường quan sát người dân các làng mạc bên dưới hay các nhà sư của Tu viện Shechen vào ngày mới.
Dù có bận rộn với những bài thuyết trình hay những sự kiện trên khắp thế giới đến đâu, ông cũng dành ít nhất một vài tháng trong năm để ở nhà của mình. Nhưng năm nay, ông cho biết sẽ phải giảm bớt những chuyến đi để dành thời gian ở Nepal nhiều hơn.
Ông thường ghé thăm những ngôi trường làng mà ông đã xây dựng thông qua tổ chức từ thiện Karuna-Shechen của mình. Chiếc máy ảnh là người bạn đồng hành quen thuộc của ông.
Tổ chức Karuna-Shechen mang lại cơ hội giáo dục cho những cộng đồng ở xa, chủ yếu tập trung vào đối tượng phụ nữ chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi.
Ricard viết: "Tình yêu thương và lòng trắc ẩn là nền tảng của hạnh phúc thật sự".
Quỹ từ thiện của thầy Ricard cũng đã xây dựng một bệnh viện mang tên Phòng khám Shechen gần tu viện vào năm 2000 với mục đích phục vụ cho các cộng đồng nghèo khó trong khu vực
Thầy Matthieu Ricard đã từng viết: "Làm việc tốt cho người khác không có nghĩa là hy sinh hạnh phúc của riêng mình, kết quả nhận được hoàn toàn ngược lại".
Vốn là một người ăn chay, nhà sư Ricard tin rằng: "Mỗi con người đều có một kho báu đang chờ đợi để được khám phá". Cũng giống như hầu hết các nhà sư Phật giáo Tây Tạng khác trong tu viện của mình, ông có một chế độ ăn kiêng chủ yếu là trái cây và rau cải
Trên đường tới tu viện, ngài Ricard và các nhà sư khác sẽ đi bộ xung quanh tháp Boudhanath trong thành phố - một công trình kiến trúc lớn có ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo Tây Tạng
Nơi đây cách tu viện khoảng 10 phút đi bộ.
Giáo viên cuối của thầy Ricard - cũng là giáo viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma - ngài Dilgo Khyentse Rinpoche - đã xây dựng tu viện Shechen vào năm 1985.
Khoảng sân nơi đây là nơi diễn ra rất nhiều nghi lễ.
Các nghi lễ nhảy múa được xem là một hình thức thiền thông qua hành động.
Thầy Ricard nói rằng việc thực hành thiền định, dù được thực hiện bằng cách nào, đều "là một cách để làm quen với một cách nhìn mới".
Ngài Ricard đang ở cùng với sư trụ trì Rabjam Rinpoche (bên trái) và Tiến sĩ Sandak Ruit - một bác sĩ phẫu thuật mắt làm việc tự do, chuyên đưa thuốc đến những khu vực cô lập và nghèo nàn trên thế giới,kể cả chuyến đi bí mật tới Bắc Triều Tiên
Thầy Ricard, 71 tuổi, đã bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu về thiền định từ năm 20 tuổi và đã thông thạo nhiều hình thức thiền định khác nhau. Từ đó, nhà sư khuyên mọi người nên bắt đầu với hình thức thiền định tập trung vào lòng từ bi, dành 5-10 phút để tập trung vào cảm nhận lòng từ bi cho một cá nhân hoặc một nhóm người.
Buổi tối, thầy Ricard thường đi ngủ vào khoảng 9:00 hoặc 10:00.
Trong ngày, nhà sư Ricard thường nghĩ về thầy Dilgo Khyentse Rinpoche - người đã qua đời vào năm 1991 - và làm thế nào ông dạy mình tu dưỡng hạnh phúc bên trong mình và truyền bá nó cho thế giớ
"Hạnh phúc không phải là một điều gì đó xảy ra với chúng ta, mà là một kỹ năng cần phải phát triển", nhà sư Ricard từng viết. "Điều này được mài dũa thông qua việc chấp nhận những điều ngoài tầm kiểm soát và cống hiến cho cuộc sống từ bi".
Tham khảo Business Insider