Nếu vè thiên về “sự”, ca dao nặng về “tình”, tục ngữ nghiêng về “lý”, thì câu đố nhằm vào “trí”. Bởi câu đố thử thách sự thông minh, nhạy bén của những người tham gia.

Chủ đề những câu đố thường gắn liền với đời sống, sự vật, cảnh quan, môi trường, vật dụng trong đời sống hằng ngày. Nếu là một người yêu thích các câu đố dân gian, hãy thử sức với câu sau:

Áo nâu mỏng mảnh/Râu ngắn lơ phơ/Bề ngoài lờ đờ/Đụng đâu hăng đấy - Là gì?

Bật mí, đây là một loại củ quen thuộc, rất bình dị, dân dã, các món ăn không thể thiếu. Các vùng trồng chủ yếu ở nước ta hiện nay là Đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung, Đà Lạt và Lâm Đồng. 

Thử nghĩ xem, có loại củ nào vỏ nâu lại còn có mùi hăng không? Đáp án chính là củ hành tây. "Áo nâu mỏng mảnh" chính là lớp vỏ ngoài, "râu ngắn lơ phơ" là rễ chùm của củ, hành có mùi hăng, cay. 

Câu đố: Áo nâu mỏng mảnh/Râu ngắn lơ phơ/Bề ngoài lờ đờ/Đụng đâu hăng đấy - Là gì? - Ảnh 1.

Củ hành tây có hình dạng tròn đều, được cấu tạo từ những lớp bẹ thịt. Củ thường có lớp vỏ lụa bên ngoài màu nâu, tím hoặc vàng sậm, lớp thịt củ màu trắng. Thân chính mang nhiều rễ nhỏ nằm dưới lòng đất với phần nhỏ thân nhô lên mặt đất. Lá hành tây có hình trụ dài như chiếc đũa, rỗng ruột với màu xanh lá.

Hành tây vừa được xem là một loại gia vị vừa như một loại rau rất giàu Kali, Selen, Vitamin C và Quercetin. Trong củ hành đỏ rất giàu các hợp chất và nhóm lưu huỳnh như DMS, DDS, DTS & DTTS gây mùi cay nồng.