Ai cũng biết cá là động vật có hộp sọ sống dưới nước. Các loài cá khác nhau tồn tại trên toàn cầu và thích nghi với việc sống trong các điều kiện môi trường nước khác nhau, như biển, sông, suối, ao, hồ... Nhưng bạn đã từng nghe quá loài cá này chưa:

 "Cá gì lúc nào cũng lo lắng?"

Trước khi "vắt óc" suy nghĩ câu trả lời, bật mí cho bạn đây là một câu hỏi trong chương trình "Nhanh như chớp". Đây là chương trình luôn làm khó người chơi và khán giả bằng những câu hỏi đánh đố đầy "lươn lẹo", trông vậy mà không phải vậy.

Câu đố tiếng Việt: Cá gì lúc nào cũng lo lắng? Trả lời được thì chứng tỏ bạn quá thông minh rồi đấy! - Ảnh 1.

Không phải ai cũng đủ nhanh nhạy để nghĩ ra đáp án cho câu đố tiếng Việt hóc búa này đâu.

Với câu hỏi ĐỐ CHỮ ở trên: "Cá gì lúc nào cũng lo lắng", nếu tư duy theo kiểu thông thường thì rất khó tìm ra câu trả lời. Tuy nhiên, ngẫm thử xem nào, vật này vô cùng quen thuộc đấy nhé.

Nếu bạn vẫn đang loay hoay thì đáp án chính là: Cá hồi hộp (cá hồi đóng hộp). Thì ra đây là một câu hỏi chơi chữ "bá đạo".

Trở lại với kiến thức... nghiêm túc một chút, thì lâu nay giới khoa học vẫn tranh cãi chuyện động vật có hay không cảm xúc. Nhưng một nghiên cứu đã chứng minh loài cá có thể biểu hiện cảm xúc khi bị kích thích. Nói cách khác, cá... lo lắng không phải là hư cấu đâu nhé!

Để xác định trạng thái cảm xúc ở một loài động vật không dễ dàng. Bởi loài người có thể nhận thức và mô tả những diễn biến tâm lý đang diễn ra, nhưng rất khó kiểm tra liệu động vật có đang mang xúc cảm hay không. Các nghiên cứu trước đây chỉ mới cho rằng một số động vật, nhất là những loài có vú, thật sự biểu hiện những trạng thái cảm xúc, nhưng chưa xác định vô thức hay có ý thức.

Nhóm nghiên cứu của Rui Oliveira - Giáo sư sinh vật học hành vi người Bồ Đào Nha, thử tìm hiểu loài động vật có hệ thần kinh đơn giản như cá liệu có những phản ứng cảm xúc với kích thích từ môi trường xung quanh hay không.

Thí nghiệm tiến hành trên loài cá tráp biển lần lượt được nuôi trong điều kiện thuận lợi và bất lợi khác nhau. Kết quả thu được trái ngược với suy nghĩ trước đây của các nhà khoa học khi cá tráp thể hiện những phản ứng khác nhau trước cùng một kích thích tùy theo chúng đánh giá tình hình như thế nào.

Câu đố tiếng Việt: Cá gì lúc nào cũng lo lắng? Trả lời được thì chứng tỏ bạn quá thông minh rồi đấy! - Ảnh 2.

Một số nhà khoa học khác cũng cho rằng, mặc dù cá có bộ não tương đối nhỏ nhưng nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự tương đồng giữa một số cấu trúc não cá với não các động vật cao cấp khác - thậm chí cả con người.

Những phản ứng cảm xúc được quan sát thông qua hành vi đương đầu hay lẩn trốn trước một kích thích của cá giúp xác định mức độ cortisol - một hormone tiết ra khi căng thẳng, qua đó định vị được vùng não hoạt động mạnh với những trạng thái cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.

"Đây là lần đầu tiên những phản ứng sinh lý học và thần kinh học được quan sát ở hệ thần kinh trung ương của cá. Các phản ứng này tương thích với những nhân tố kích thích cảm xúc với một hàm ý chỉ dành cho loài cá", Rui Oliveira cho biết.

"Do đó, rất có thể cảm xúc ở động vật đã xuất hiện từ 375 triệu năm trước cùng với sự xuất hiện của cá", Rui Oliveira thêm. Nghiên cứu được đăng trên trang Scientific Reports.

Trong khi đó, một số nhà khoa học khác cũng cho rằng, mặc dù cá có bộ não tương đối nhỏ nhưng nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự tương đồng giữa một số cấu trúc não cá với não các động vật cao cấp khác - thậm chí cả con người. Cụ thể, não của các loài cá tồn tại các hạch hạnh nhân (hạch amygdale) nằm ở tâm của não. Đây chính là nơi xử lý các yếu tố tạo ra cảm xúc ở con người và động vật.

https://afamily.vn/cau-do-tieng-viet-ca-gi-luc-nao-cung-lo-lang-2022090521160668.chn