Nói đến "cái rổ", hẳn ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến một vật dụng vô cùng quen thuộc hầu như nhà nào cũng có. Rổ là đồ dùng để đựng, thường đan bằng tre hay làm bằng nhựa, tròn và sâu lòng, có nhiều lỗ nhỏ và thưa. Tuy nhiên, có một loại "rổ" phải thủng đáy mới sử dụng được. Bạn có nghĩ ra được "cái rổ" nào mà kỳ lạ đến thế không?

Trên thực tế, câu hỏi này chẳng hề đánh đố gì cả, bởi thực sự có một loại rổ "tréo ngoe" như thế. Đó chính là một vòng sắt tròn có mắc lưới, gắn vào mặt bảng, dùng làm đích để ném bóng vào, trong môn... bóng rổ. Và tất nhiên nếu không thủng đáy thì bóng không thể đi qua rổ được. 

Câu đố tiếng Việt: Cái rổ nào phải thủng đáy thì mới sử dụng được? Tưởng đánh đố lắm, biết đáp án mà ngã ngửa - Ảnh 1.

Cái rổ nào phải thủng đáy thì mới sử dụng được? Tưởng đánh đố lắm, biết đáp án mà ngã ngửa. (Ảnh minh họa)

Nói thêm về môn bóng rổ thì đây là bộ môn được ra đời tại Mỹ vào năm 1891 và được phát minh bởi Tiến sĩ James Naismith. Ông là một giáo viên giáo dục thể chất của trường huấn luyện Springphild tại bang Massachusetts của Mỹ. Vào năm 1891, khi thời tiết ngày trở lên lạnh giá tại New England, các môn thể thao ngoài trời phải ngừng hoạt động. Điều này khiến các vận động trong phòng tập thể dục trở nên nhàm chán hơn với các học sinh. Do đó, James Naismith và các đồng nghiệp đã nghiên cứu để sáng tạo ra một trò chơi mới.

Khi nghĩ ra trò chơi, ông đặt tên cho nó là "bóng rổ" rèn theo 13 quy tắc khác nhau. Ban đầu, ông xác định bóng rổ chỉ chơi trong nhà, không sử dụng gậy gộc vì gây nguy hiểm và chỉ sử dụng tay trong di chuyển, ném và bắt bóng.

Dụng cụ bắt đầu cho chơi lúc này chỉ là một quả bóng đá và 2 chiếc giỏ đựng hoa quả. Mỗi đội được chia thành 9 người để tham gia thi đấu. Về sau, số lượng được thu hẹp thành 7 và cuối cùng là 5 cầu thủ cho mỗi đội chơi.

Vào ngày 21/12/1891, trò chơi bóng rổ đã chính thức ra đời tại Springfield, Massachusetts và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Sau đó, trò chơi dần lan rộng ra Mỹ và tới nhiều quốc gia trên thế giới.

https://afamily.vn/cau-do-tieng-viet-cai-ro-nao-phai-thung-day-thi-moi-su-dung-duoc-dap-an-khien-ai-nay-nga-ngua-20220623225210207.chn