Ngoài chơi game, nghe nhạc, xem TV, rèn luyện thể thao,… thì giải câu đố cũng là cách giúp bản thân thư giãn sau một ngày lao động, học tập vất vả. Giải câu đố đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta như: Nâng cao tư duy, tăng cường phản xạ nhạy bén và trau dồi được vốn kiến thức.
Nếu là người yêu thích trò chơi giải đố, bạn không thể bỏ qua chương trình Nhanh như chớp. Đây là một trò chơi truyền hình do Đài Truyền hình TP. HCM và Công ty Đông Tây Promotion phối hợp sản xuất, có bản quyền từ Thái Lan. Người chơi sẽ phải trả lời những câu đố vui, đố mẹo, đố kiến thức,… trong thời gian ngắn nhất để giành chiến thắng.
Trong mùa 2, tập 27 – chương trình đã đưa ra một câu đố hóc búa nhưng không kém phần thú vị. Câu đố có nội dung như sau:
"Cây cao nghìn trượng, lá rụng tứ tung
Nấu thì được, nướng thì không. Đố là gì?".
Đây là câu đố kiến thức khó nhằn, đòi hỏi người chơi phải có vốn hiểu biết sâu rộng, trí liên tưởng phong phú cùng khả năng tư duy nhanh nhạy. Người chơi và khán giả có mặt trong trường quay đều… bó tay, không có câu trả lời chính xác.
Nếu bạn cũng chưa có câu trả lời thì có thể tham khảo đáp án chương trình đưa ra, đó là: NƯỚC MƯA.
Đây là câu đố ví von đòi hỏi người chơi suy luận theo nhiều chiều mới tìm ra được đáp án. Mưa từ trên trời rơi xuống nên có độ cao "nghìn trượng", "lá rụng tứ tung" chỉ những giọt nước mưa khi rơi xuống mặt đất. Nước mưa hoàn toàn có thể sử dụng trong sinh hoạt như: Đun sôi để uống, nấu thức ăn, tắm giặt,…
Cung cấp thêm một chút kiến thức thì: Nước mưa được sinh ra từ hiện tượng tự nhiên, xảy ra từ sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời, tồn tại ở dạng những đám mây. Khi gặp nhiệt độ thấp sẽ tạo thành những giọt nước, chúng nặng hơn không khí và sẽ rơi xuống đất tạo thành cơn mưa. Mưa thường có các dạng như: Mưa rào, mưa phùn, mưa đá, sương, tuyết,…
Mưa là một thành phần quan trọng của chu trình nước và chịu trách nhiệm, ảnh hưởng đến việc lắng đọng nước ngọt trên Trái đất. Nguồn nước này do thiên nhiên ban tặng, được con người sử dụng cho các hoạt động ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nước mưa được tích trữ trong chum, vại, bể chứa,…
Nước mưa tự nhiên trước đây vốn được xem là nước sạch vô hại. Nhưng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ khí hóa, sự xuống cấp của môi trường khí quyển khiến chất lượng nước mưa sụt giảm nghiêm trọng. Khi nước mưa rơi xuống cuốn theo vô vàn tạp chất ô nhiễm, hòa tan khí độc, trở thành mối nguy hại cho sức khỏe người dân khi sử dụng nước mưa cho các hoạt động đời sống.