Giải đố là một trò chơi tối giản nhất bởi không cần không gian rộng lớn, nhiều người tham gia hay các thiết bị hỗ trợ. Trò chơi này có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi với số lượng người tham gia ít. Ngay cả trong mâm cơm gia đình hằng ngày, chúng ta có thể cùng người thân chơi giải đố để giải tỏa căng thẳng, gắn kết tình cảm. 

Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, chơi giải đố thường xuyên là cách để nâng cao tư duy logic, mở rộng vốn kiến thức và cải thiện phản xạ. Nếu là người yêu thích trò chơi này, bạn không thể không biết đến chương trình Nhanh như chớp – nơi tổng hợp những câu đố: Đố kiến thức, đố chữ, đố mẹo. 

Trong vòng 2, tập 27 – chương trình đã có câu đố siêu thú vị với nội dung như sau: 

"Mắt gì không thấy được?".

Câu đố Tiếng Việt: "Mắt gì không thấy được?" – Đáp án siêu ĐƠN GIẢN nhưng đầu phải "nảy số" nhanh - Ảnh 1.

Nguồn: Nhanh như chớp.

Đây là một câu đố chữ. Vì vậy, nếu suy nghĩ theo hướng thông thường sẽ khó đưa ra được đáp án đúng. Với kiểu đố này, chúng ta cần suy luận theo nhiều hướng khác nhau, lật đi lật lại dữ liệu mà câu đố đưa ra. Sau vài giây suy nghĩ, người chơi đã có câu trả lời là: MẮT CÁ CHÂN. Đây cũng là đáp án chính xác được chương trình công nhận. 

Mắt cá chân là tên gọi của một bộ phận trên cơ thể, đương nhiên là không có chức năng quan sát như mắt nhìn thông thường. 

Cho những ai chưa biết, mắt cá chân là một vùng phức tạp, liên quan đến xương chày và xương mác (ở cẳng chân) và xương sên (ở bàn chân). Khớp nối các xương này là khớp cổ chân hay còn gọi là khớp sên – cẳng chân (articulatio talocruralis). Đây là một khớp hoạt dịch kiểu bản lề giúp liên kết xương sên với đầu dưới 2 xương cẳng chân. 

Mắt cá chân chịu được trọng lượng lớn, hỗ trợ trọng lượng của toàn bộ cơ thể, đóng góp quan trọng vào chức năng của hệ chi dưới. Mắt cá chân gồm có mắt cá chân trong và mắt cá chân ngoài. 

Theo đó, mắt cá chân trong thuộc phần đầu dưới của xương chày. Phần đầu xương chày có 3 mặt là: Mặt dưới, mặt ngoài và mặt trong. Mặt dưới khớp tiếp giáp với xương sên, mặt ngoài có khuyết mác, mặt trong kéo dài xuống thấp hơn các mặt khác tạo nên mắt cá trong. Trên mắt cá trong có rãnh mắt cá và diện khớp mắt cá.

Còn mắt cá chân ngoài là phần đầu dưới có hình tam giác của xương mác. Mắt cá ngoài có vị trí xuống thấp hơn mắt cá trong khoảng 1cm. Mặt sau mắt cá chân ngoài có rãnh mắt cho gân cơ mác đi qua, ở đỉnh có hố mắt cá ngoài cho dây chằng mác bám chặt. Trong Y học, khi nói đến mắt cá chân là có thể đang đề cập đến vùng cổ chân, là điểm nối giữa 2 chân với bàn chân.

Câu đố Tiếng Việt: "Mắt gì không thấy được?" – Đáp án siêu ĐƠN GIẢN nhưng đầu phải "nảy số" nhanh - Ảnh 2.

Mắt cá chân. (Ảnh minh họa)

Mắt cá chân là một vị trí dễ tổn thương. Để bảo vệ mắt cá chân, chúng ta nên rèn luyện những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đầu tiên, trước khi tập thể thao nên khởi động kỹ, đặc biệt là khi chơi các môn thể thao cần vận động mạnh. Nếu tăng cường mức độ luyện tập cần tăng dần dần, không nên đột ngột. Ngoài ra, khi tập luyện, chúng ta cần lựa chọn giày có kích thước phù hợp.

Để mắt cá chân tránh bị tổn thương, chúng ta cũng nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng với các loại thực phẩm, chú ý bổ sung thực phẩm giàu canxi như: Sữa tươi, phô mai, sữa chua và vitamin D để ngăn ngừa loãng xương.

Ngoài ra, nếu bị chấn thương vùng mắt cá chân cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Không nên tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp truyền thống như: Nắn khớp, đắp lá,… Các chấn thương không được xử lý kịp thời sẽ gây biến chứng và khó điều trị hơn rất nhiều. 

https://afamily.vn/cau-do-tieng-viet-mat-gi-khong-thay-duoc-dap-an-sieu-don-gian-nhung-dau-phai-nay-so-nhanh-20220706225944011.chn