Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ngoài việc đọc sách thì chơi giải đố là cách giúp nâng cao tư duy và cải thiện phản xạ. Vì vậy, trò chơi này được rất nhiều người yêu thích, thường được tổ chức trong các buổi gặp mặt. Những câu đố còn khiến người chơi phải cười lăn cười bò vì độ lầy lội, chẳng hạn như câu đố dưới đây:
"Thung lũng nào có độ đàn hồi cực kỳ cao?".
Thung lũng là địa hình, sao có thể đàn hồi được nhỉ? Câu đố đưa ra dữ liệu thật khó hiểu, đúng là thách thức người chơi đây mà. Khoan chừng 5 giây, hãy suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau để có thể tìm ra câu trả lời phù hợp. Trước tiên, bạn cần phải nghĩ tới những vật có độ đàn hồi cao mà tên gọi trùng với một địa danh.
Nếu vẫn chưa có câu trả lời, hãy tham khảo đáp án sau nhé: THUNG LŨNG Silicon.
Tất nhiên đây chỉ là câu đố chữ mang tính giải trí, chứ thung lũng Silicon là một địa danh thì không thể đàn hồi được đâu nhé! Còn chất Silicone mới có độ đàn hồi tốt. Vì cách đọc của 2 từ này gần giống nhau nên mới có thể tạo nên câu đố chữ thú vị như vậy.
Cho những ai chưa biết: Thung lũng Silicon hay còn được gọi là "Silicon Valley" – là thung lũng chỉ những khu thương mại công nghệ cao với các công ty hàng đầu về công nghệ như: Apple, Google, Facebook, Netflix. Thung lũng Silicon nằm ở khu vực phía Bắc của Califonia, phía Nam vùng vịnh San Francisco tại Mỹ.
Điểm nổi bật nhất của thung lũng Silicon là có số lượng các công ty, tập đoàn công nghệ thành lập cũng như đặt trụ sở chính tại đó. Đây là một trong những khu vực giàu có nhất trên thế giới và được biết đến như một trung tâm đổi mới về công nghệ toàn cầu. Tính đến năm 2019, đã có gần 40 công ty trong danh sách Fortune 1000 có trụ sở chính đặt tại thung lũng Silicon.
Mặc dù là cái nôi của công nghệ nổi danh với sự thành công của các công ty công nghệ hàng đầu toàn cầu. Tuy vậy, khu vực này vẫn được gắn cái tên "thung lũng chết chóc". Lý do là do số lượng công ty khởi nghiệp thất bại lên tới 90% mỗi năm.
Còn Silicone – vật có độ đàn hồi là một loại polymer tổng hợp, chịu được nhiệt, được sử dụng trong chất bịt kín, chất kết dính, chất bôi trơn, dụng cụ nấu ăn, thuốc men,… Silicone có nhiều dạng khác nhau, tương ứng với mỗi dạng sẽ có công dụng khác nhau. Một số loại Silicone phổ biến như: Silicone lỏng, Silicone gel, Silicone nhựa,…
Silicone là một chất hóa học nên sẽ độc nếu sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng sản phẩm kém chất lượng sẽ gây ra tác dụng phụ như: Gây đột biến, ung thư, kích ứng da,… Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nếu tiếp xúc với một lượng Silicone ở mức độ tiêu chuẩn thi sẽ ít hoặc không có tác dụng phụ.