Đường lên đỉnh Olympia là một trong những sân chơi trí tuệ cung cấp kiến thức sâu rộng, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ. Không chỉ đơn thuần mang đến kiến thức từ sách vở, gameshow đình đám này còn đòi hỏi thí sinh phải linh hoạt ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Trải qua hơn 20 năm lên sóng, đã có không ít câu hỏi "hack não" của gameshow trí tuệ này khiến cả 4 thí sinh bó tay nhưng đáp án đưa ra lại vô cùng bất ngờ. Loạt câu hỏi khó khăn nhưng vô cùng thú vị đã góp phần làm cho các phần thi trở nên hồi hộp, kịch tính, kích thích trí sáng tạo của người chơi. Nhiều bạn học sinh đã bỏ lỡ cơ hội ghi điểm dễ dàng vì bị ban tổ chức đánh lừa bởi câu đố mẹo cực dễ.
Như câu hỏi trong phần thi về đích của Hải Bình tưởng không dễ mà lại dễ không tưởng, có nội dung như sau: Từ 3 số 7, 0, 2 có thể tạo ra số lớn nhất là bao nhiêu?
Câu hỏi thuộc toán học gây lú cho thí sinh Olympia. (Ảnh: Internet)
Không ít người khi nhìn vào bài toán này liền lập tức đưa ra các đáp án là 270, 702, 720 sau khi đổi thứ tự 3 số. Tuy nhiên, nếu kĩ càng hơn rất dễ nhận ra 1 phép tính đơn giản có thể nâng giá trị của 3 con số cao lên nhiều hơn cả hàng trăm, hàng nghìn, hàng trăm nghìn. Đó là phép lũy thừa.
Và đáp án cuối cùng chính là: 2^70 (2 mũ 70 hay 2 lũy thừa 70).
Dù câu hỏi đôi khi không quá khó nhưng dưới áp lực thời gian ít ỏi và cạnh tranh số điểm nên các thí sinh đã không thể giành điểm. Chỉ cần một chút bình tĩnh, tinh ý thì cả 4 nhà leo núi sẽ vượt qua được loạt câu hỏi không quá hóc búa này.
Nhiều thí sinh tức đỏ mặt khi biết được đáp án những câu hỏi khá cơ bản này.
Cùng xem qua một vài trường hợp câu hỏi toán học đánh lừa thí sinh nhé!
- Làm thế nào để chia đều 7 quả táo cho 8 người?
Đáp án: Cắt mỗi quả thành 8 phần bằng nhau, sau đó chia đều cho 7 người.
- Mỗi năm A sinh nhật 1 lần, năm nay A 17 tuổi thì A có bao nhiêu ngày sinh?
Đáp án: A có 1 ngày sinh.
- Nếu 7 = 42, 6 = 30, 5 = 20, trong 30 giây, bạn có đoán được 3=?
Đáp án: 3 x 2 = 6. (Quy luật là số đã cho nhân với số liền trước nó sẽ được kết quả sau dấu bằng: 7 x 6 = 42, 6 x 5 = 30, 5 x 4 = 20)