Cây Vạn Niên Thanh có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ thực vật Araceae (họ ráy) có hoa, cây có nguồn gốc xuất xứ từ Colombia, Brazil.

Cây Vạn Niên Thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, vào mùa Đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Đặc biệt khi dùng cây Vạn Niên Thanh trong ngày lễ Tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mừng thọ là để chúc sống lâu.

Cây độc: Cây Vạn Niên Thanh hút khí độc, mang tài lộc nhưng chứa độc nguy hiểm  - Ảnh 1.

Cây Vạn Niên Thanh thuộc loài cây cảnh mang ý nghĩa phong thủy sung túc, đủ đầy. Ảnh minh họa

Đặc điểm của cây Vạn Niên Thanh là cây thảo sống nhiều năm, rễ mập, ngắn, có nhiều đốt, trên đốt có nhiều rễ con. Lá mọc từ rễ dây rộng 3.5– 6mm, mép nguyên, mặt trên xanh lục, mặt dưới màu lục nhạt.

Đặc biệt cây này có hoa mọc thành từng bông màu xanh, quả mọng nước hình cầu màu quả quất, có duy nhất một hạt. Cây rất ưa bóng và thời tiết mát mẻ, nếu trồng cây này trong đất ẩm thì cho lá to, dày bóng, trồng trong nước thì cho lá hẹp, cành trắng và vươn dài.

Cây độc: Cây Vạn Niên Thanh hút khí độc, mang tài lộc nhưng chứa độc nguy hiểm  - Ảnh 2.

Cây Vạn Niên Thanh còn có tác dụng thanh lọc không khí. Ảnh minh họa

Với dáng hình thanh mảnh, lá xanh bóng, cây Vạn Niên Thanh còn có thể thanh lọc không khí, khử bớt các khí độc được sinh ra do hiệu ứng nhà kính hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày. Nhờ đó sẽ mang đến không gian thoáng mát, trong lành, là liều thuốc tinh thần, giúp người chơi cây có được cảm giác thoải mái, dễ chịu và tăng cao hiệu quả năng suất công việc. 

Cây độc: Cây Vạn Niên Thanh hút khí độc, mang tài lộc nhưng chứa độc nguy hiểm  - Ảnh 3.

Mặc dù là cây cảnh được ưa chuộng nhưng hãy cẩn thận với cây này vì có thể gây ngứa. Ảnh minh họa

Mặc dù thuộc hàng cây cảnh được nhiều người lựa chọn để trồng nhưng nhựa cây Vạn Niên Thanh lại gây ngứa và nếu chẳng may dính vào mắt thì rất khó chịu, ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng… Trẻ em nếu không may hái phải lá này hoặc ăn lá, ra hoa, hái quả sẽ bị ngộ độc.

Các chuyên gia khuyên, nếu không may dính nhựa cây có thể bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng vùng da bị dính sẽ khỏi. Nếu dính nhựa vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm ngứa sẽ đỡ hơn.