“Bạn có thể nuông chiều theo ý thích của con mình nhưng hãy chắc chắn rằng nó phù hợp với ngân sách của bạn”, Leslie Tayne - một luật sư, đồng thời là tác giả của cuốn sách "Life and Debt” nói.
Dưới đây là 7 việc cha mẹ nên hạn chế làm để không bị rơi vào tình trạng quá nuông chiều sẽ
làm hư con nhanh chóng.
1. Đáp ứng mọi mong muốn của con
Martin Allenbaug – người sáng lập kế hoạch xác minh tài chính và quản lý tiếp thị cao cấp tại T. Rowe Price tiết lộ: "55% cha mẹ cho biết họ bị trẻ "thuyết phục" dù ban đầu cha mẹ đã từ chối".
“Nếu bạn mua bất cứ thứ gì mà con muốn, thì các chi phí cần thiết cho bạn và cho gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Để tránh điều này, bạn nên chuẩn bị tâm lý vững vàng, kiên định khi nói “không” dù cho con cầu xin, năn nỉ. Khi con lớn hơn, hãy nói cho con biết bạn có thể mua những gì, và không thể mua những gì cho con để bạn không bị lún sâu vào vấn đề khủng hoảng kinh tế”, Tayne chia sẻ.
2. "Ném tiền" vào các buổi tiệc sinh nhật và quà tặng
Không phải chỉ có người nổi tiếng, người giàu mới “ném” tiền vào các buổi tiệc sinh nhật xa hoa hào nhoáng cho con cái mà ngay cả những gia đình bình thường cũng không tiếc tiền để tổ chức bữa tiệc hoành tráng trong ngày đặc biệt của con. Theo cuộc khảo sát dành cho cha mẹ của T. Rowe Price năm 2016 thì có đến 1/4 cha mẹ nói rằng họ đã bỏ ra 300 đô la (tương đương 6 triệu VND) và nhiều hơn thế để tổ chức tiệc sinh nhật cho con vào lần gần đây nhất. Và 25% cha mẹ chấp nhận bỏ ra số tiền tương đương như trên để mua quà sinh nhật cho con.
Allenbaugh nói: “Cha mẹ cảm thấy có lỗi nếu không đáp ứng được những nhu cầu của con dù việc này vượt quá số tiền mà họ có. Sau đó họ cảm thấy hối hận vì đã chi tiêu quá nhiều vào những thứ mà con chưa thật sự cần. Vì vậy, khi nói đến tiệc sinh nhật, cha mẹ nên tự hỏi liệu một buổi tiệc lớn có thực sự cần thiết không và liệu nó có phù hợp với ngân sách gia đình không?”.
Trẻ muốn học chơi tennis, học piano, học múa, học võ karate và nhiều nhiều các môn học ngoại khóa khác, còn cha mẹ thì luôn đồng ý với tất cả các hoạt động mà trẻ đưa ra. Cuộc khảo sát T. Rowe Price năm 2016 phát hiện có 35% cha mẹ dành khoảng 500 đô la (tương đương khoảng 11 triệu VND) vào các hoạt động ngoại khóa của con mình trong suốt một năm qua.
Cha mẹ nên định hướng cho con những hoạt động ngoại khóa nào nên tham gia và những hoạt động nào không nên tham gia.
“Thật sự rất là khó để nói “không” với những hoạt động mang lại lợi ích tích cực và lành mạnh cho con trẻ. Nhưng nếu bạn chưa chuẩn bị ngân sách cho những hoạt động ngoại khóa này thì bạn nên nói rõ cho con biết. Điều quan trọng là bạn phải trung thực với con, đồng thời bạn phải định hướng cho con cái gì nên học và cái gì không nên học”, luật sư Tayne nói.
4. Không cho con cơ hội được sử dụng tiền
Không cho trẻ “cơ hội” được sử dụng tiền thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang
làm hư con đấy. “Bạn nên cho con ít tiền tiêu vặt để con học cách xài tiền”, Allenbaugh nói. Với một khoản phụ cấp nhỏ, trẻ sẽ phải tính toán làm sao để có thể mua được món đồ mình thích.
Bạn cũng có thể giúp trẻ “tìm việc làm” như sơn giúp cha mẹ cái cổng, trông em cho cô hàng xóm trong vòng 30 phút… để trẻ được nhận “lương”. Đây là tiền riêng của con. Và khi trẻ lớn lên, hãy khuyến khích trẻ tìm một công việc để trẻ có tiền chi tiêu cho những nhu cầu riêng của mình như đi chơi với bạn bè, đi du lịch, hoặc mua những gì mình muốn.
Cha mẹ hãy dạy con cách kiếm tiền và xài tiền.
“Điều này không chỉ giúp trẻ hiểu được giá trị của sức lao động, giá trị của đồng tiền, mà còn giúp trẻ biết cách quản lý và chi tiêu sao cho tiết kiệm và hợp lý”, Tayne chia sẻ.
5. “Vung tay quá trán” khi mua sắm đồ cho con
Theo khảo sát của T. Rowe Price thì 90% các bậc cha mẹ thú nhận rằng họ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên đi mua sắm đồ cho con. Sự phung phí này trở thành vấn đề khi bạn sử dụng thẻ tín dụng là “chìa khóa” để mở kho thanh toán. Allenbaugh cho biết có 46% cha mẹ được khảo sát đã rơi vào tình trạng nợ nần do thường xuyên đáp ứng những gì con họ mong muốn.
Thay vì phải dựa vào thẻ tín dụng để chi trả cho những đòi hỏi của con, Tayne đề nghị cha mẹ hãy chia ngân sách của mình ra làm nhiều phần. Sau khi đã trừ hết những chi phí trong gia đình, trừ luôn cho các hóa đơn phải trả và chừa ra một phần tiền tiết kiệm, thì cha mẹ có thể để phần nhỏ còn lại là tiền dành cho con.
6. Đầu tư cho trẻ học đại học hơn là để dành tiền dưỡng già cho mình
Cũng theo báo cáo của cuộc khảo sát thì hơn 60% trẻ em mong chờ cha mẹ đóng tiền cho bất kỳ trường đại học nào mà trẻ muốn tham dự. Đó là một gánh nặng tài chính lớn đối với cha mẹ. Gần 60% các ông bố bà mẹ nghĩ rằng họ cần phải tiết kiệm tiền để con đi học đại học trước khi tiết kiệm cho bản thân khi về già. Và có hơn một nửa cha mẹ sẵn sàng chấp nhận bỏ ra 25.000 đô la hoặc nhiều hơn nữa cho việc học tập của con. Đây là kết quả của cuộc khảo sát sự cân bằng tài chính gia đình của T. Rowe Price năm 2015.
Cha mẹ không nên quá tập trung đầu tư cho trẻ học đại học hơn là để dành tiền dưỡng già cho mình.
Tayne khuyên các cha mẹ: “Điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với con về tình hình kinh tế của gia đình trước khi con quyết định học đại học. Và bạn nên yêu cầu con giúp bạn trang trải một số chi phí bằng cách đi làm thêm trong quá trình theo học ở trường”.
7. Cha mẹ trở thành “Ngân hàng cha mẹ”
Nếu cha mẹ đã nuông chiều trẻ trong thời thơ ấu, thì trẻ sẽ tiếp tục sống dựa vào bạn ngay cả khi trẻ đã trưởng thành. Một cuộc khảo sát do Viện Hưu Trí Limra cho thấy 60% cha mẹ vẫn cung cấp hỗ trợ tài chính cho con dù con họ đã lớn khôn. Họ giúp con trả tiền thuê nhà, tiền điện thoại, trả nợ thẻ tín dụng và thậm chí trả cho cả các chi phí vui chơi giải trí. Cũng theo báo cáo này thì có 45% các bậc cha mẹ đã dùng tiền tiết kiệm dưỡng già của mình để chu cấp cho đứa con trưởng thành của họ.
Đừng mãi là "ngân hàng cha mẹ". Hãy để con tự đứng trên đôi chân của mình.
Cha mẹ nào cũng thương con, cũng muốn con mình bằng bạn bằng bè. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục nuông chiều trẻ ngay cả khi trẻ đã trưởng thành và cho trẻ dựa vào bạn về mặt tài chính thì nghĩa là bạn đang làm hại con mình. Thay vào đó, bạn nên thiết lập giới hạn về sự hỗ trợ mà bạn có thể giúp trẻ và hãy tránh xa 7 vấn đề vừa nêu trên để đóng cửa “Ngân hàng Cha Mẹ” lại nhé.
Nguồn: Tổng hợp