Kỹ năng chức năng điều hành (EFS - executive function skill) là một tập hợp các kỹ năng được mô tả là “giám đốc điều hành của não bộ”. Các kỹ năng này bao gồm quá trình tư duy, nhận thức để lập kế hoạch, sắp xếp thứ tự ưu tiên, tổ chức, giải quyết vấn đề, khởi xướng nhiệm vụ, tự điều chỉnh hành vi và cảm xúc, thích nghi, ứng biến với các tình huống mới và bất ngờ và tích cực theo đuổi mục tiêu.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Trieste, Trieste, Ý cho rằng: Chức năng điều hành thể hiện sự linh hoạt trong các chiến lược và ý tưởng. Các nghiên cứu của Đại học British Columbia cũng cho thấy EFS rất quan trọng để thành công trong công việc, tình bạn, hôn nhân, sức khoẻ tinh thần và thể chất.
Tại sao phải phát triển kỹ năng điều hành EFS cho trẻ trước 2 tuổi?
Não của trẻ phát triển thần tốc trong những năm đầu đời. Khi trẻ 2 tuổi, não đã đạt kích thước bằng 80% não bộ của người trưởng thành, vì vậy cha mẹ nên tận dụng thời điểm vàng này để phát triển các kỹ năng cho trẻ, đặc biệt là kỹ năng EFS.
Bởi, nếu một đứa trẻ có kỹ năng EFS kém sẽ gặp phải những khó khăn như: Kỹ năng độc lập kém, tính tự giác kém, gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong các tình huống khi chơi; dễ bốc đồng, dễ bị phân tâm hoặc mất hứng thú, tự điều chỉnh kiểm soát cảm xúc kém và không tích cực theo đuổi mục tiêu đến cùng.
Cách thức phát triển kỹ năng điều hành EFS cho trẻ
Theo T.S Adele Diamond, Khoa Tâm thần, Đại học British Columbia (Hoa Kỳ) thì các biện pháp can thiệp để phát triển kỹ năng điều hành EFS cho trẻ hiệu quả bao gồm: Hoạt động thể chất; Đào tạo nhận thức, phát triển não bộ.
Hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất quan trọng để đưa máu (và oxy) lưu thông đến não giúp trẻ có sự linh hoạt. Đồng thời, các quy tắc, chiến lược liên quan đến các bộ môn thể thao có lợi cho sự phát triển các kỹ năng điều hành. Một số bộ môn cha mẹ có thể khuyến khích con chơi như: đạp xe; kéo co, leo dây…
Đào tạo nhận thức: Phương pháp giáo dục này tập trung vào việc dạy các kỹ năng tự điều chỉnh và giao tiếp xã hội thông qua đóng kịch, hoặc tương tác của cha mẹ với con. Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ thực hiện liên tiếp vài hoạt động để rèn luyện khả năng nhận thức và trí nhớ làm việc.
Phát triển não bộ: Chất béo chiếm 60% phần vật chất não bộ trong đó chủ yếu là omega. Omega không chỉ có vai trò trong việc hình thành cấu trúc mà còn rất quan trọng để phát triển các chức năngcủa não bộ. Do đó, bổ sung chất béo Omega ngay từ 1 ngày tuổi cho bé là một cách hiệu quả để giúp bé phát triển kỹ năng, giúp bé thông minh hơn. Điều đặc biệt là, chất béo Omega là dạng vật chất cơ thể không tự chuyển hóa được mà cần bổ sung từ bên ngoài thông qua thức ăn và các thực phẩm chức năng.
Xu hướng hiện nay, các nhà khoa học khuyên dùng Omega thực vật bởi Omega thực vật không tanh, chứa vitamin E tự nhiên, đặc biệt có chứa ALA (Alpha lipoic acid), khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành hai dạng axit béo omega-3 là EPA và DHA, đồng thời bản thân ALA là một chất rất quan trọng giúp bảo vệ và phát triển các tế bào thần kinh.
Để minh chứng cho điều này, nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Primescholars (Anh) cho biết: ALA có khả năng chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào thần kinh. Đây là vai trò vô cùng quan trọng bởi ngay từ khi sinh ra, não chỉ có 100 tỷ tế bào thần kinh và không sinh ra thêm, nếu các tế bào thần kinh bị tổn thương, chúng sẽ mất vĩnh viễn.