Bà Tô là người ở làng Sơn Đông, Ninh Ba, Trung Quốc. Cụ bà này cuộc sống khốn khó, mất chồng từ sớm, lại không có con cái để dựa vào. Nỗi cô đơn này khiến bất cứ ai gặp và biết đều cảm thấy chua xót cho hoàn cảnh của cụ bà.

Một số người dân trong làng thể hiện tình thương bằng việc thường xuyên sang nhà giúp đỡ, hỗ trợ bà lúc đau ốm. Tuy nhiên, người đồng hành và quan tâm bà Tô nhiều nhất là người hàng xóm ngay sát nhà, Hứa Huệ Minh.

Anh Hứa và bà Tô là hàng xóm của nhau hàng chục năm. Năm đó, gia đình anh dành dụm được một khoản tiền để xây dựng ngôi nhà mới. Lúc này, anh thấy ngôi nhà của cụ bà hàng xóm đã xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí bị sập một phần.

Chăm sóc cụ bà hàng xóm nghèo khó suốt 26 năm, 3 năm sau, tôi bị cảnh sát triệu tập gấp- Ảnh 1.

Cảm thấy nguy hiểm đang rình rập bà cụ, sau khi bàn bạc với gia đình, anh Hứa quyết định xây thêm 1 gian phòng trong nhà và mời bà cụ sang ở cùng. Dẫu chỉ là người hàng xóm sát vách, song anh luôn coi bà Tô như người thân trong nhà. Có đồ ăn ngon anh thường dành thêm 1 phần cho bà. Điều này cũng khiến bà cảm nhận được hơi ấm của tình cảm gia đình. Cứ như vậy, bà sống trong nhà của anh Hứa suốt 18 năm.

Cho đến năm 2008, anh Hứa chuyển đến nơi ở mới rộng hơn và gần trung tâm hơn. Anh có ngỏ ý đưa bà Tô theo. Tuy nhiên, cụ bà không chịu. Bà nói rằng đã quen với nếp sống ở đây nên không muốn chuyển đến nơi ở mới.

Vì bà Tô không muốn rời đi nên người đàn ông này quyết định thuê cho bà một căn nhà khang trang ở ngay trong làng. Tiền nhà 300 NDT hàng tháng do anh Hứa trả.

Không sống cùng bà nên anh Hứa luôn cảm thấy không an tâm. Bất kỳ khi nào có thời gian, anh đều trở về làng để thăm bà cụ, mua thêm gạo, đồ ăn và thuốc bổ cho bà. Năm đó, lũ lớn xảy ra. Nước tràn hết vào nhà. Căn nhà của bà đang ở hư hại nặng nề. Dân làng bận rộn lo cho gia đình mình nên không hỗ trợ được gì. Lúc đó, chỉ có anh Hứa ở bên giúp đỡ bà cụ dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ dùng mới mà không hề đòi hỏi sự báo đáp.

Đến năm 2012, bà Tô ngày một yếu, mất khả năng tự chăm sóc bản thân và cần người bên cạnh hỗ trợ 24/7. Còn phải lo cho cuộc sống của gia đình, anh Hứa đành phải nhờ uỷ ban thôn giúp đỡ tìm viện dưỡng lão cho bà cụ. Chi phí sinh hoạt tại viện dưỡng lão là 1.700 NDT/tháng. Trong khi đó, tiền trợ cấp hàng tháng của bà cụ chỉ có 1.000 NDT. Phần còn lại vẫn do anh Hứa trả.

Chăm sóc cụ bà hàng xóm nghèo khó suốt 26 năm, 3 năm sau, tôi bị cảnh sát triệu tập gấp- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Ngay cả khi bà cụ chuyển vào viện dưỡng lão, anh Hứa vẫn dành thời gian vào thăm bà Tô đều đặn. Có thời điểm, bà phải nhập viện do bệnh tình trở nặng. Vợ chồng anh túc trực cả ngày lẫn đêm để lo cho bà. Nhìn thấy anh Hứa hết lòng chăm lo, bác sĩ còn tưởng anh chính là con ruột của bà

Sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, cho đến ngày 29/6/2017, bà Tô qua đời. Do bà cụ không có con cái và trước nay cũng chẳng có ai nhận là người thân. Anh Hứa lại là người đứng ra lo liệu tang lễ cho bà theo đúng phong tục địa phương.

Khi mọi chuyện đã xong xuôi, vợ chồng anh Hứa trở lại với cuộc sống hàng ngày của mình. Cho đến 2020, anh được cảnh sát địa phương triệu tập.

Theo đó, căn nhà cũ của bà cụ nằm trong khu vực được đền bù nhằm nhường diện tích để mở đường. Trong quá trình dọn dẹp căn nhà, chính quyền địa phương đã tìm thấy 1 bản di chúc. Nội dung bên trong đề cập đến việc chuyển nhượng toàn bộ căn nhà này cho anh Hứa.

Vì thế, cảnh sát đã triệu tập gặp người đàn ông này nhằm làm các thủ tục bàn giao số tiền đền bù của căn nhà lên đến 3 triệu NDT (khoảng 10,5 tỷ đồng). Cho đến lúc này, Hứa Huệ Minh mới thực sự bất ngờ.

Trong suốt 26 năm chăm sóc bà cụ, vợ chồng anh chưa khi nào nghĩ rằng mình làm việc này để mong nhận được sự báo đáp hay thừa kế tài sản gì. Song những gì họ đang nhận được lại ngoài sức tưởng tượng của mình.

Đúng như những gì nhiều người vẫn thường nói miễn chúng ta tử tế với mọi người. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ được đón nhận lòng tốt từ thế giới này.