Tranh luận không hồi kết giữa việc có nên loại bỏ lông ở vùng kín hay không
Cứ đến mùa hè là những tranh luận giữa việc nên hay không nên "dọn dẹp vùng kín" lại nổi lên sôi nổi. Trong khi một số phụ nữ lựa chọn "giữ nguyên hiện trường" thì có những chị em lại muốn "tỉa tót" cho nó gọn gàng hoặc đẹp như mình thích.
Cứ đến mùa hè là những tranh luận giữa việc nên hay không nên "dọn dẹp vùng kín" lại nổi lên sôi nổi.
Margeaux Biché, sinh viên năm thứ 2 tại trường Barnard College, là một người ủng hộ lớn cho việc "dọn dẹp vùng kín". "Tôi đã từng cạo lông vùng bikini của mình, có lẽ mỗi tuần một lần và bây giờ tôi có thể làm như vậy vài tháng một lần (trừ khi tôi có một số sự kiện nào đó cần phải xử lý chúng ngay). Kết quả là, lông mu của tôi phát triển chậm hơn và tôi nghĩ rằng nó đã hơi mỏng hơn trước đây. Điều này thật là tốt", cô nói.
Nhưng với Julie, một sinh viên đại học khác, thì việc làm này lại không cần thiết. "Tôi phát hiện ra rằng việc làm này luôn khiến tôi vô cùng khó chịu. Tôi hay cảm thấy ngứa trên da mỗi khi lông mọc lại, thậm chí nó còn mọc ngược vào trong vùng mu của tôi. Điều này thật đáng sợ vì chúng có thể bị nhầm lẫn với mụn cóc, nổi mụn hoặc nhiễm tụ cầu. Lông là tự nhiên và phục vụ một mục đích nào đó. Tất nhiên, điều quan trọng là phải quản lý lông mu của bạn vì lý do vệ sinh, nhưng nó được coi như một lá chắn nên không cần phải loại bỏ chúng", cô nói.
Chị em cần cẩn trọng khi muốn "dọn dẹp lông vùng kín" theo cách này
Các nhà nghiên cứu Andrea L. DeMaria, Marissa Flores, Jacqueline M. Hirth, Abbey B. Berenson... đến từ Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành về Sức khoẻ Phụ nữ và Khoa Phụ sản, Đại học Y khoa Texas, Hoa Kỳ, đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy rằng đa số chị em (87%) đã tham gia vào việc chăm sóc lông vùng kín, nhất là vào mùa hè khi tần suất mặc bikini nhiều hơn.
Theo một nghiên cứu, đa số chị em (87%) đã tham gia vào việc chăm sóc lông vùng kín, nhất là vào mùa hè khi tần suất mặc bikini nhiều hơn.
Tuy nhiên, với 60% phụ nữ trải qua ít nhất một biến chứng về sức khỏe do loại bỏ lông vùng kín, các chuyên gia cảnh báo rằng việc làm này có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi và thói quen dùng cạo râu được coi là người tồi tệ nhất.
Một báo cáo được xuất bản bởi American Journal of Obstetrics & Gynecology (Tạp chí Sản phụ khoa Mỹ) cho biết, có tới 40,9% phụ nữ đã ngừng sử dụng dao cạo để "làm vệ sinh vùng kín" vì họ không thích các tác dụng phụ, chẳng hạn như da gà, nổi mẩn hoặc lông mọc ngược.
Chia sẻ với The Independent, tiến sĩ Vanessa Mackay, chuyên gia sản khoa và phụ khoa cho trường Royal College of Obstetricians and Gynaecologists (Cao đẳng Sản Phụ khoa Hoàng gia), giải thích rằng lông mu trong vùng âm đạo có thể là nền tảng để giúp người phụ nữ giữ vệ sinh. "Lông mu cung cấp một rào cản tự nhiên để giữ cho mọi thứ sạch sẽ, giảm tiếp xúc với virus và vi khuẩn, cũng như để bảo vệ làn da mềm mại của âm hộ. Ngoài việc bảo vệ chống lại bệnh tật và các vấn đề về da, lông mu cũng ngăn ngừa các yếu tố bên ngoài như bụi và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và giúp kiểm soát độ ẩm của khu vực này tốt hơn để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm men", cô nói.
Loại bỏ lông mu - bằng cách dùng dao cạo râu hoặc tẩy lông - có thể gây kích ứng và các nang lông bị sưng phồng, có thể để lại những vết thương hở nhỏ.
"Loại bỏ lông mu - bằng cách dùng dao cạo râu hoặc tẩy lông - có thể gây kích ứng và các nang lông bị sưng phồng, có thể để lại những vết thương hở nhỏ. Khi kích thích đó được kết hợp với môi trường ấm áp, ẩm ướt của bộ phận sinh dục, nó sẽ trở thành một môi trường nuôi cấy các mầm bệnh do vi khuẩn gây bệnh sinh sôi", cô nói thêm.
Có lông mu trên vùng sinh dục cũng giúp giảm thiểu tiếp xúc da với da nếu không may bạn có quan hệ tình dục với người có bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, nhờ đó sẽ giảm nguy cơ lây bệnh.
Giáo sư Mackay tiếp tục nhấn mạnh thêm: Cạo lông vùng bikini có thể dẫn đến một bất lợi khác là khiến cho người phụ nữ có nguy cơ cao bị bệnh hoa liễu như mụn cóc ở vùng sinh dục. Nó cũng có thể dẫn đến một loạt các chấn thương nhẹ không thoải mái, chẳng hạn như trầy xước gây rát, sưng đỏ, có mụn nước và ngứa.
Nếu thấy cần thiết phải xử lý lông mọc ngược thì nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Một số phụ nữ có thể chọn cách dùng sáp để tẩy lông vùng kín vì như vậy sẽ có hiệu quả lâu dài cũng như giảm tình trạng lông mọc lại nhiều và cứng như khi dùng dao cạo. Tuy nhiên, ngay cả kỹ thuật này cũng không miễn dịch với các vấn đề nói trên, vì cả hai phương pháp đều có thể dẫn đến khả năng lông mọc ngược trong da, gây ra vết sưng.
Mặc dù hầu hết lông mọc ngược vô hại và tự biến mất, các chuyên gia y tế tại tổ chức NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh) khuyên chị em tránh tự ý xử lý chúng bằng cách kéo ra vì điều này có thể gây tổn thương da và/hoặc nhiễm trùng, trong một số trường hợp có thể gây đau đớn cực kỳ và bị nhiễm trùng hoặc viêm.
Nếu thấy cần thiết phải xử lý thì nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể cung cấp thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng này.
Nguồn: Independent.co/WHM