Theo chia sẻ của anh Duật, trong quá trình học hỏi và tìm hiểu, Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) được biết đến bởi tính đa dạng sinh học của các loài thực vật, qua thống kê có trên 2.000 loài thực vật bậc cao trong đó có rất nhiều loài quý.
Một trong những loài thực vật đó là cây trà (hay còn gọi là chè) hoa vàng được đặt tên quốc tế danh pháp hai phần, với tên đầy đủ là Camellia Cucphuongensis Ninh & Rosmans.
Chàng trai kỹ sư nông nghiệp khám phá loại hoa quý hơn vàng bị bỏ quên trong rừng
Theo anh Duật, cây trà hoa vàng có gần chục loại nhưng các tài liệu nghiên cứu khoa học phân tích về hàm lượng hoạt chất thì loại cây trà hoa vàng được phân bố ở vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương có giá trị rất tốt cho sức khỏe.
"Qua phân tích nhận thấy, trong trà hoa vàng có chứa hơn 400 thành phần hóa học, không có độc và tác dụng phụ. Đây đều là các chất có tác dụng bảo vệ sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật tự nhiên an toàn".
Anh Duật nói thêm, xét thấy tác dụng cực tốt của loại trà hoa vàng, anh cùng với một số người thân nghiên cứu loại thần dược này thành sản phẩm đồ uống được làm từ lá và hoa.
Nhưng điều quan trọng, việc bảo tồn và phát triển loài thực vật trong đó có trà hoa vàng chưa khi nào được là dễ dàng đối với các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học, ngay cả đối với các tổ chức kinh tế tập thể hay tư nhân. Nhóm của anh Duật đã xây dựng Công viên trà hoa vàng trên diện tích trên 26ha. Hiện nay, tại công viên trà hoa vàng của anh Duật có hàng vạn cây giống với đầy đủ các loại trà hoa vàng được lấy từ nhiều địa phương đưa về đây.
Thạc sĩ từng tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Việt Nam cũng chia sẻ thêm, đặc điểm cây trà hoa vàng thuộc loại lâu năm, độ tuổi thay thế có thể vài chục năm. Về hiệu quả kinh tế, sản lượng có thể tăng hàng năm bởi vì hoa và lá có sức sinh trưởng rất nhanh. Nguyên liệu của trà hoa vàng dùng trong sản xuất thực phẩm, đồ uống, dược liệu quý. Chính vì vậy anh Duật chọn loại trà hoa này làm bảo tồn và phát triển.
Để bảo tồn được giống trà hoa vàng, anh Duật phải đầu tư hệ thống máy tưới nước đến từng gốc cây, đối với những cây trưởng thành thì hệ thống nước sẽ được tưới tự động, cây còn nhỏ mới nhân giống sẽ được chăm bón cẩn thận đủ chất dinh dưỡng, nước tưới theo hệ thống mỏ vịt chảy từng giọt tận gốc…
Mỗi ngày tại công viên trà hoa vàng có gần chục công nhân làm việc, sau khi hoa thu hoạch sẽ được các công nhân sấy khô bằng công nghệ sấy đông khô hay còn gọi là sấy thăng hoa ở âm 50 độ C giúp giữ nguyên được hình dạng, cấu trúc, màu sắc và đặc biệt các loại hoạt chất, vitamin, ion khoáng… và phấn của hoa.
... Mà còn có nhiều giá trị để lấy hoa và lá để làm dược liệu
Vùng trồng được Bộ Y tế chứng nhận thực hành tốt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới GACP-WHO. Nhà xưởng đạt chứng nhận HACCP bởi Trung tâm Quacert. Sản phẩm đạt OCOP 4 sao tỉnh Ninh Bình, sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu xuất sắc tỉnh Ninh Bình 2021 và Khu vực phía Bắc 2022.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Chè hoa vàng, trà hoa vàng hay còn gọi là Kim hoa trà (danh pháp hai phần: Camellia chrysantha) là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae, được tìm thấy ở Trung Quốc (tây nam tỉnh Quảng Tây) và Việt Nam tỉnh Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), (tỉnh Bắc Kạn), (tỉnh Quảng Ninh), Nghệ An (Quế Phong). Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Ninh Bình, Đà Lạt, Tuyên Quang, Hà Nội (Ba Vì), Đồng Nai (Vĩnh Cửu).
Chè hoa vàng là loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị để lấy hoa và lá để làm dược liệu, có thể làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ, trồng làm cây cảnh và làm đồ uống cao cấp, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u bướu.
Hiện nay, chè hoa vàng bị đe dọa do mất môi trường sống cũng như việc thu lượm cây giống thái quá.
Tuy nhiên tại Việt Nam, các giống chè hoa vàng này đang được trồng và bảo tồn ở Công viên Trà Hoa Vàng Ninh Bình tại xã Gia Lâm huyện Nho Quan, Ninh Bình.
Theo "Camellia International Journal" – tạp chí chuyên nghiên cứu về Chè hoa vàng của thế giới, các hợp chất của chè hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%...
Một số công trình nghiên cứu cho thấy chè hoa vàng giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết; chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu…
Lá chè hoa vàng có thể uống, điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu, giải độc gan và thận, theo y học Trung Quốc công bố, chè hoa vàng có 9 tác dụng chính:
Trong lá chè có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipid trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt); - Nước sắc lá chè có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài.
Nước sắc lá chè có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu; Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác - Hưng phấn thần kinh; Lợi tiểu mạnh; Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu - Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn;
Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.