Câu chuyện về chàng trai Việt Kiều bị đuổi về ngay trong lần đầu ra mắt

Không chỉ những cô gái mà những chàng trai khi lần đầu về nhà người yêu ra mắt cũng gặp rất nhiều áp lực. Nào là nên mua quà thế nào, trả lời các câu hỏi ra sao để cho đẹp lòng bố mẹ vợ tương lai. Tuy nhiên, dù có chuẩn bị tốt đến thế nào đôi khi các chàng cũng bị mất điểm trầm trọng chỉ vì nề nếp mỗi nhà mỗi khác.

Nói có sách mách có chứng, mới đây một câu chuyện kể về anh chàng nào đó, về ra mắt bố mẹ vợ tương lai nhưng chưa chi đã bị đuổi thẳng cổ chỉ vì… mặc quần đùi:

"Chẳng là chị gái em có quen một ông anh Việt Kiều, thấy bảo cũng yêu nhau được gần hai năm trời rồi mà vẫn chưa chịu dẫn về nhà ra mắt. Được sự đồng ý của bố mẹ em nên hôm nay chị ấy mới quyết tâm dẫn anh ý về nhà.

Ở nhà bố mẹ em đều là giáo viên đã nghỉ hưu với lại là trưởng tộc nên gia đình em rất khuôn phép với một bộ gia quy rất là nghiêm ngặt. Nên khi vừa mới vào nhà anh ấy đã mất điểm ngay với bố mẹ em rồi.

69540458_1055612001302413_1579761165574078464_n

Bình thường ở Việt Nam nếu là khách thì thường thường người ta sẽ ăn mặc tử tế để đến chơi nhà. Đằng này không hiểu sao anh ấy lại đóng nguyên một bộ sơ mi quần đùi làm cả nhà em rất là khó chịu và cho rằng như thế là không tôn trọng gia đình.

Thấy vậy ông anh trai em mới hùng hổ bước ra đuổi thẳng anh ấy về và nói: "Gia đình tôi không bao giờ chấp nhận một người thiếu lịch sự như anh". Mà kể ra cũng tội cho anh ấy chưa được uống ngụm nước nào đã bị tống ra khỏi nhà rồi.

Đi theo chân tiễn anh ấy một đoạn mà em tiếc lắm các bác ạ. Anh ấy đi ô tô thứ mà cả nhà em mong ước. Chắc biết tin bố mẹ em cũng tiếc lắm đây. Thế mới bảo ở trên cuộc đời này đừng nhìn bề ngoài mà vội đánh giá một ai cả".

Câu chuyện trên sau khi đăng tải không bao lâu đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Thậm chí nó được lan truyền vào khắp các diễn đàn hội nhóm lớn nhỏ khác.

P27_00108

Dân mạng tranh cãi quanh câu chuyện không rõ thực hư

Bên dưới phần bình luận, rất đông người đã nhanh tay chia sẻ cảm nghĩ của mình. Người thì cho rằng đáng đời gia đình cô nàng bạn gái vì đã để "hụt" chàng rể Việt Kiều đi ôtô "sang xịn", người thì bảo dù "sang xịn" giàu có đến cỡ nào nhưng ăn mặc thế kia trong ngày đầu ra mắt đúng thật là đầu óc có vấn đề, bất lịch sự và thiếu tôn trọng người lớn,...

"Gia trưởng vậy về khó chịu lắm. Thời đại này còn như vậy thì khó sống lắm".

"Haha vậy là mất hụt một bến đỗ giàu sang cả gia đình mong ước. Thế cho vừa lòng".

"Ra mắt mà mặc quần đùi là không nghiêm túc, đuổi về là đúng rồi. Sau khi ra mắt thân quen thì mặc quần đùi thì ok thôi".

"Tới ra mắt gia đình người yêu mà quất cái quần đùi, tùy nơi mà chọn cách ăn mặc chứ. Đi xe hơi là có thể trần truồng đi khắp nhân gian hay gì?".

tải xuống

Và bên cạnh những bình luận như trên, cũng có không ít người cho rằng, đây vốn chỉ là một câu chuyện câu like với nội dung được xây dựng chẳng chỉn chu chút nào.

Thẳng thắn mà nói là nó thật sự mâu thuẫn bởi trong bài có nhắc đến câu "anh ấy đi ô tô thứ mà cả nhà em mong ước". Rõ ràng điều này đã phản ánh rằng gia đình cô bạn gái tham vật chất, nhưng cuối cùng lại đuổi người khác về chỉ vì cái quần đùi. Kiểu "gia giáo giả tạo" nào mà lại tồn tại như thế?

"Yêu hai năm chẳng lẽ không nghe con gái kể bạn trai mình là Việt Kiều à? Đã ao ước xe hơi mà lại đuổi rể tương lai giàu có đi chỉ vì mặc quần đùi thì bất hợp lý lắm. Rõ câu like".

Đúng và sai - hai khái niệm vô chừng

Tuy vậy, dù thực hư của câu chuyện trên chưa rõ thế nào nhưng chắc chắn một điều rằng nó đã giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về sự vô chừng trong định nghĩa giữa "đúng" và "sai", giữa "lịch sự" và "bất lịch sự".

Trong khoảnh khắc chàng ta về ra mắt mà chọn mặc chiếc quần đùi, đảm bảo anh chàng thấy việc đó là đúng và đủ lịch sự, không có gì quá đáng, không có gì là trái với "thuần phong mỹ tục". Chẳng ai thấy việc gì sai mà đâm đầu vào làm cả.

Trong khi gia đình nàng lại cho rằng gia quy muôn đời của mình là đúng, gặp gỡ lần đầu tiên phải mặc quần dài là đúng. Nên cuối cùng họ mới chọn đuổi chàng trai về khi chưa kịp mời nước hỏi chuyện trăm năm.

WEB_McKeon_Childfree_art02-e1525918628835

Đáng tiếc, hai cái "đúng" của hai đối tượng trên không khớp nhau để rồi trong mắt mỗi bên, đối phương đã trở nên "sai" hoàn toàn. Vậy mới nói, cũng giống như đẹp - xấu, ngon - dở; đúng - sai trong khái niệm của con người vẫn là một cái gì đó rất vô chừng.

Ví như có gia đình chấp nhận con rể nhuộm tóc, vì cho rằng thời này tóc tai màu gì không quan trọng, nhưng gia đình khác lại chỉ trích nặng nề vì nghĩ đó là ăn chơi sa đọa; tương tự có nhà lại chấp nhận con dâu có hình xăm, nhà khác thì không, thế là hư hỏng. 

Hoặc việc dân mạng tranh cãi xoay quanh vấn đề này, há chẳng phải dựa trên cái nhìn về sự "đúng" và "sai" khác biệt trong quan điểm của mình hay sao?

Qua đó có thể thấy, câu chuyện trên chẳng ai đúng và cũng không ai sai. Chỉ tiếc rằng, giá như cô bạn gái nên thông báo cho chàng trai của mình trước một tiếng về nề nếp gia đình mình, hoặc gia đình cô nàng chấp nhận hỏi chuyện chàng trai trước khi thẳng thừng đuổi cổ, hoặc anh chàng tìm hiểu trước để tránh gây mất điểm trong lần đầu ra mắt thì mọi chuyện có lẽ đã khác.

Mỗi người hạ cái "tôi" của mình xuống, tìm hiểu về cái đúng - sai của nhau thì cuộc sống này dễ thở hơn biết chừng nào, phải không?