Thời buổi kinh tế thị trường, cỗ cưới hiện nay dù ở thành phố hay ở quê, nhiều nơi cũng đã có hẳn ekip làm cỗ sẵn, thế nhưng vẫn còn có nhiều các gia đình vẫn tự làm cỗ như ngày xưa và đương nhiên có sự chung tay, góp sức rất nhiệt tình của họ hàng, làng xóm giúp đỡ.

Mặc dù có phần vất vả hơn so với cỗ đặt làm sẵn, thế nhưng việc tự làm cỗ như ngày xưa vẫn có cái thú riêng của nó. Ngoài việc tiết kiệm chi phí, đồ ăn hợp vệ sinh do tự tay gia chủ cùng người thân làm còn là không khí hân hoan, tươi vui của người thân, hàng xóm. Mỗi người một chân một tay, tiếng băm chặt rộn ràng cùng tiếng cười nói náo nhiệt của các chị, các mẹ, các chú... là khoảnh khắc không phải ai cũng may mắn chứng kiến.

Mới đây, một tài khoản đăng tải cảnh hàng xóm láng giềng cùng chung tay xúm vào làm cỗ ở quê rất đông đúc khiến cho ai cũng cảm thấy vui khi được đi ăn cỗ ở quê nhà.

Chàng trai khoe đám cưới ở quê vui hơn ở phố, dân mạng nôn nao hỏi: Đã bao lâu chưa về ăn cơm quê? - Ảnh 1.

Mâm cỗ quê giản dị, ấm cúng khi hàng xóm láng giềng cùng xúm vào náo nhiệt làm cỗ

Đăng tải loạt ảnh cỗ quê đúng vào dịp cuối năm cận Tết, những hình ảnh trên khiến hàng nghìn người nôn nao "bao lâu rồi chưa về quê" để thưởng thức những mâm cỗ ấm tình làng nghĩa xóm.

Chàng trai khoe đám cưới ở quê vui hơn ở phố, dân mạng nôn nao hỏi: Đã bao lâu chưa về ăn cơm quê? - Ảnh 2.

Chàng trai khoe đám cưới ở quê vui hơn ở phố, dân mạng nôn nao hỏi: Đã bao lâu chưa về ăn cơm quê? - Ảnh 3.

Khung cảnh cả nhà xúm vào chặt gà, sắp cỗ khiến ai cũng nôn nao nhớ quê!

Chàng trai khoe đám cưới ở quê vui hơn ở phố, dân mạng nôn nao hỏi: Đã bao lâu chưa về ăn cơm quê? - Ảnh 4.

Mỗi lần nhà nào có cỗ là cả xóm cùng nấu nướng chung tay

Chàng trai khoe đám cưới ở quê vui hơn ở phố, dân mạng nôn nao hỏi: Đã bao lâu chưa về ăn cơm quê? - Ảnh 5.

Và chắc hẳn, có những món ăn mà chỉ quê mới có

Thành viên Anh Vũ bình luận: "Nhớ quá, ngày xưa nhà mình cũng vậy. Đám cưới anh trai, cả khu xóm kéo sang hộ cỗ, người dựng bạt, đun nước, người giết gà, giết lợn, xào rau... Vui vui là! Còn mấy đứa liu riu như mình thì đun nước, pha chè, bưng mâm cỗ quê. Giản dị nhưng ấm áp tình cảm vô cùng".

Bạn Thảo Thảo thì bất giác bùi ngùi: "Nhìn mâm cỗ quê thấy nôn nao nhớ nhà quá. Lại sắp Tết rồi, mình lại xa quê, muốn quây quần bên nồi bánh chưng, bên mâm cỗ quê do cả nhà quây quần chuẩn bị quá. Nhớ cái không khí này đến nao lòng".

Tài khoản Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: "Đám cưới quê vui nhất là hôm ăn cỗ bắc rạp. Thịt lợn ăn tiết canh với lòng rồi trò chuyện xôn xao. Họ hàng tới giúp đông vui tình cảm chứ đặt cỗ với ăn ở nhà hàng không vui".

"Ở quê mình mâm cỗ cứ phải đầy ắp 7 món. Mà món nào cũng đồ mới. Chẳng bao giờ có đồ cũ. Ngày xưa thì có mong phần về cho trẻ con cũng vui lắm. Sáng hàng xóm đến từ 4 - 5h sáng để mổ gà mổ lợn. Mỗi người 1 tay. Chia việc sẵn hết rồi. Ai cũng làm hết sức. Đến khi đưa dâu xong thì tối hôm đó nhà chủ lại đi mời hết cả xóm. Ăn 1 bữa toàn đồ tồn nhưng xào nấu nóng hổi. Nghĩ mà nhớ quê quá. Đã lâu lắm rồi không được ăn cỗ ở quê", một người khác chia sẻ.

Một số dân mạng cũng tranh thủ khoe khâu chuẩn bị làm cỗ quê cực chất:

Chàng trai khoe đám cưới ở quê vui hơn ở phố, dân mạng nôn nao hỏi: Đã bao lâu chưa về ăn cơm quê? - Ảnh 6.

"Khâu chuẩn bị nhé". Ảnh: Quang Lưu

Chàng trai khoe đám cưới ở quê vui hơn ở phố, dân mạng nôn nao hỏi: Đã bao lâu chưa về ăn cơm quê? - Ảnh 7.

"Hàng xóm nhà mình còn qua phụ gói bánh nữa cơ". Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuyền

Nhiều người cho rằng, đám cưới ở quê vui lắm. Cảm giác được gặp anh chị em và ngồi chung mâm cỗ, cùng anh em làm cỗ rửa bát đũa, đấy mới gọi là cái chất Việt Nam. Mặc dù hơi mệt nhưng tiếng cười thì chẳng dứt. Thế nhưng, có người lại cho rằng, cỗ quê thì giản dị, ấm áp nhưng cỗ thành phố, đặt ở nhà hàng thì nhanh gọn và tiện lợi hơn. Âu cũng là mỗi người mỗi khác.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về mâm cỗ quê ấm cúng này?