Những nguy hại nấm mốc gây ra cho sức khỏe

Nấm mốc rất có hại cho chúng ta, nó ẩn náu ở những nơi chúng ta không thể nhìn thấy và vô tình xâm nhập vào cơ thể, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

1. Dị ứng nặng

Nấm mốc tuy nhỏ nhưng có tác động vô cùng lớn tới sức khỏe. Số lượng lớn bào tử do nấm mốc tạo ra là chất gây dị ứng. Những người có khả năng miễn dịch kém hoặc dễ bị dị ứng khi nhiễm nấm mốc có thể gặp các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, ngứa mắt và cổ họng, chảy nước mắt; đối với những người có tiền sử hen suyễn... Bệnh nhân cũng có thể bị lên cơn hen nặng do tiếp xúc với một số loại nấm mốc.

Nấm mốc cũng có thể gây viêm xoang do nấm dị ứng, nhiễm aspergillosis phổi... Đặc biệt, những đối tượng này khi bị nhiễm nấm mốc thì điều trị sẽ khó khăn hơn. Thậm chí phản ứng dị ứng nặng do nấm mốc gây ra có thể dẫn đến tử vong.

2. Xâm lấn phổi

Nhiễm trùng trong đó sợi nấm Aspergillus xâm nhập vào phổi là dạng bệnh aspergillosis phổi phổ biến và nghiêm trọng nhất. Điều này đặc biệt đúng với những bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính. 

Khi nhiễm nấm khởi phát, các triệu chứng như sốt, ho khan, ho ra máu, đau ngực và khó thở có thể xảy ra.

Loài Aspergillus flavus nổi tiếng cũng có thể sản sinh ra aflatoxin - một chất gây ung thư có khả năng phá hủy mô gan của người và động vật, trường hợp nặng có thể dẫn đến ung thư gan, thậm chí tử vong.

Thực phẩm giàu tinh bột như đậu phộng, ngô, khoai tây... có thể sinh ra Aspergillus aflatoxin gây ung thư gan trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt.

Nếu bà bầu thường xuyên tiếp xúc với môi trường nấm mốc có thể gây dị tật thai nhi, thậm chí dẫn đến sảy thai.

Nấm mốc ẩn náu ở đâu trong phòng tắm?

1. Vòi nước

Các loại vòi tắm là vật dụng dễ tích tụ cặn bẩn bên trong và cũng là nơi ẩn náu ưa thích của vi khuẩn legionella. Các loại vòi sen sử dụng lâu ngày sẽ gây ra rỉ sét và có nhiều nấm mốc bên trong.

Vi khuẩn legionella lần đầu tiên được phát hiện khiến 221 ca nhiễm trùng và 34 ca tử vong. Sau khi lây nhiễm vào cơ thể con người, nó chủ yếu xâm nhập vào phổi, không chỉ gây viêm phổi nặng mà các cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị đúng cách, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 45%.

Chất cực độc nhưng vẫn xuất hiện quanh nhà khiến nhiều gia đình nhiễm bệnh quanh năm, diệt trừ sớm để ngừa hậu họa - Ảnh 2.

 Môi trường trong nhà vệ sinh, phòng tắm ẩm ướt khiến các loại khăn khi treo trong đó khó khô nhanh, rất dễ sinh mùi hôi và nấm mốc. Nếu sử dụng thường xuyên, có thể gặp phải nhiều vấn đề về da khác nhau. 

Nên phơi khô những chiếc khăn ướt đã dùng ở nơi thoáng mát, có ánh nắng trực tiếp để làm khô và khử trùng hoặc sấy khô, hạn chế để trong phòng tắm để tránh vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập.

Đồng thời, các loại dép trong phòng tắm cũng rất dễ đọng lại nước, dễ tích tụ cặn bẩn và nấm mốc. Nên đặt chúng trên giá thoát nước hoặc đặt nơi khô ráo.

2. Cây lau nhà

Nhiều người có thói quen đặt cây lau nhà trong phòng tắm. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến cây lau nhà vốn có khả năng hút nước cao sẽ dễ sản sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi lau nhà, những vi khuẩn này có thể vô tình lây lan khắp nhà. Chính vì vậy, nên dựng cây lau nhà ngoài ban công sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nhìn chung, không gian phòng tắm thường khá nhỏ, bồn cầu và bồn rửa mặt thường ở gần nhau. Khi xả bồn cầu sẽ tạo ra tia nước khiến một số vi khuẩn gây bệnh có thể bay đến những ngóc ngách khác như bàn chải đánh răng.

Khi bàn chải đặt trên bồn rửa mặt có thể dính vi khuẩn, nếu sử dụng đánh răng thì có thể khiến vi khuẩn vô tình vào miệng và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường miệng.

Chất cực độc nhưng vẫn xuất hiện quanh nhà khiến nhiều gia đình nhiễm bệnh quanh năm, diệt trừ sớm để ngừa hậu họa - Ảnh 3.

 Những nơi trong nhà là nơi trú ẩn của nấm mốc

1. Cửa tủ lạnh

Nấm mốc thích môi trường có nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Đai cao su của cửa tủ lạnh có thể sinh ra nấm mốc và lây lan khắp tủ lạnh, làm ô nhiễm thực phẩm bên trong. Có thể trộn rượu và cola theo tỷ lệ 1:1, quấn gạc hoặc giấy có khả năng thấm hút cao quanh một chiếc nĩa, nhúng vào dung dịch rồi loại bỏ nấm mốc dọc theo các khe hở trên cửa tủ lạnh.

Không nên dùng thuốc tẩy để tránh đai cao su nhanh hỏng, ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh của tủ, cũng có thể gây ra mùi hôi cho thực phẩm.

2. Máy giặt

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết, số vi khuẩn trong các máy giặt thường vượt tiêu chuẩn an toàn 81,3%, tổng tỷ lệ phát hiện vi khuẩn là 100% và phát hiện nấm mốc vượt quá 60,2%.

Vì vậy, sau khi giặt quần áo, nên giẻ lau khô vết nước và mở nắp cho thông gió, tốt nhất nên lấy túi lọc trong máy ra phơi khô thường xuyên và không nên tích tụ trong lồng giặt.

Nên chọn chất tẩy rửa và diệt khuẩn máy giặt chuyên dụng. Không nên mua bừa bãi các chất tẩy rửa để tránh làm mòn máy giặt. Nếu máy giặt có mùi khác thường nghĩa là máy giặt đã lâu không được vệ sinh và cần khử trùng kỹ lưỡng.

3. Ban công

Chất cực độc nhưng vẫn xuất hiện quanh nhà khiến nhiều gia đình nhiễm bệnh quanh năm, diệt trừ sớm để ngừa hậu họa - Ảnh 4.

Dù ban công tương đối thông thoáng nhưng dễ sinh nấm mốc, đặc biệt với những người thích trồng hoa, cỏ trên ban công. Đất mùn - loại đất tốt nhất cho hoa và cây trồng có thể chứa rất nhiều nấm mốc. Nếu ban công tương đối kín, cộng với nấm mốc trong đất nó có thể trở thành nơi trú ẩn của vi khuẩn.

Mọi người nên dọn dẹp ban công nhiều hơn. Nếu trong gia đình có người bị dị ứng với nấm mốc, tốt nhất không nên trồng hoa trong nhà hoặc ngoài ban công.

Nguồn: edh.tw