Chảy máu chân răng
Hiện tượng chảy máu chân răng có thể là do một vài vấn đề sức khỏe gây ra như cơ thể thiếu vitamin C, suy dinh dưỡng, bệnh bạch cầu, bệnh tiểu đường. Do đó, khi thấy có hiện tượng chảy máu chân răng dù là ít hay nhiều thì bạn cũng cần đi khám sớm để được chẩn đoán đúng về tình trạng sức khỏe hiện tại.
Đặc biệt, nếu mắc bệnh tiểu đường hay bệnh bạch cầu thì bạn càng nên chú ý đến việc điều trị sớm. Bởi nếu để lâu, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây mù loà kéo theo các triệu chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường... thậm chí còn dẫn đến tử vòng. Ngoài ra, bệnh bạch cầu còn được biết đến là biểu hiện của một dạng ung thư trong máu hay tuỷ xương.
Chảy máu tai
Do áp lực không khí thay đổi đột ngột như đi máy bay, bơi lặn, chấn thương vùng tai... nên có thể gây ra hiện tượng chảy máu tai. Tuy nhiên, một số trường hợp là do người bệnh bị viêm tai giữa nhẹ nhưng do ngoáy tai nhiều quá hay sâu quá nên gây tổn thương, làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém hơn.
Ra máu bộ phận sinh dục
Hiện tượng chảy máu ở bộ phận sinh dục là do tình trạng rong kinh, băng huyết, vô kinh thứ phát... thường hay gặp ở độ tuổi dậy thì, tuổi sinh đẻ hay tuổi mãn kinh. Đôi khi, hiện tượng này còn có thể do bệnh viêm nhiễm nấm hoặc các bệnh như u xơ tử cung, niêm mạc, dị dạng tử cung, khối u nội tiết của buồng trứng...
Đại tiện ra máu
Khi bạn đi đại tiện mà thấy có hiện tượng ra máu thì có thể là do bệnh trĩ, viêm loét đại trực tràng, ung thư đại tràng/trực tràng hay còn do kẽ hậu môn bị viêm, nứt... Lúc này, bạn cần đi khám ngay để biết rõ về tình trạng bệnh và điều trị sớm cũng như không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng nào về sau.
Tiểu tiện ra máu
Việc xuất hiện tình trạng tiểu tiện ra máu là một trong các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm bàng quang hoặc tai biến do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bệnh này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới nên khi phát hiện mình có dấu hiệu này thì bạn càng không nên chủ quan bỏ qua.
Ho ra máu
Đây là một triệu chứng cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh lao phổi hoặc bệnh tim mạch. Nếu không chú ý điều trị bệnh sớm thì bạn còn có thể bị viêm phế quản cấp tính, mạn tính, hen phế quản hay tăng huyết áp, suy tim...
Chảy máu mũi
Khi nhận thấy có dấu hiệu chảy máu mũi thì có thể bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư mũi, ung thư vòm họng, bệnh bạch cầu lympho mãn tính, u lympho Hodgkin, nhiễm trùng mũi... Ngoài ra, nhiều trường hợp nhẹ hơn là do chảy máu cam thì bạn cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, nạp dinh dưỡng đầy đủ để giảm bớt tình trạng này.
Nguồn: Health