Indonesia và các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Malaysia và Singapore thường xuyên hứng chịu tình trạng ô nhiễm khói mù từ việc đốt rừng làm sạch đất để trồng dầu cọ. Ảnh: Nhân viên cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt các đám cháy ở đồn điền dầu cọ ở Pekanbaru, tỉnh Riau, Indonesia.
Các đám cháy rừng bùng phát ở Sumatra và Borneo của Indonesia hơn 1 tháng qua, khiến chính phủ Indonesia phải triển khai hàng nghìn nhân viên tham gia dập tắt các đám cháy. Các nước láng giềng như Malaysia và Singapore cũng bị ảnh hưởng. Ảnh: Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia chìm trong khói mù hôm 13/9/2019.
Các học sinh ở Kuala Lumpur phải đeo khẩu trang khi ngồi trong lớp học. Thậm chí, ngày 15/9, hơn 300 trường học phải đóng cửa vì khói mù, chỉ số ô nhiễm không khí tăng cao đột biến.
Ở một số khu vực của Indonesia, khói mù dày đặc khiến tầm nhìn hạn chế, gây cản trở giao thông.
Các đám cháy rừng ở Indonesia cũng khiến bầu không khí ở Singapore bị ảnh hưởng.
Lễ cầu nguyện ngoài trời của các tín đồ Hồi giáo Indonesia bất chấp khói mù ở Pekanbaru hôm 11/9.
Các tín đồ Hồi giáo ở Indonesia khi cầu nguyện ngoài trời cũng phải đeo khẩu trang.
Một nhà thờ Hồi giáo chìm trong khói mù ở Pekanbaru, Indonesia.
Một khách du lịch phải đeo khẩu trang và kính râm khi đi ngoài đường phố ở Singapore.
Tòa tháp đôi ở Kuala Lumpur.
Tại Singapore, chiều 14/9, lần đầu tiên trong vòng ba năm qua, chỉ số tiêu chuẩn ô nhiễm (PSI) của nước này đo được ở mức “không tốt cho sức khỏe”. Ảnh: Một cậu bé đeo khẩu trang khi ra đường ở Singapore.
Tháp đôi Petronas chìm trong khói mù ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia ngày 9/9/2019.
(Theo Reuters)