Trên thực tế, một chuyên gia đã cảnh báo rằng, không ăn đủ chất béo, cụ thể là omega-3 có thể là tác nhân làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.
Patrick Holford, người sáng lập Tổ chức Food for the Brain, cho biết: "Có hai lý do khiến chế độ ăn ít chất béo có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Đầu tiên, chế độ ăn ít chất béo thường thiếu omega-3 - một chất béo thiết yếu đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Thứ hai, khi loại bỏ hoặc giảm hàm lượng chất béo, bạn phải thay thế chất béo bằng thứ gì đó, thường là carbohydrate. Điều này làm tăng lượng đường huyết (GL) của thực phẩm và làm tăng lượng đường trong máu. Những người ở độ tuổi trung niên có lượng đường trong máu cao (dù chỉ hơn mức bình thường một chút) cũng đều có nguy cơ bị teo não, suy giảm nhận thức và tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ".
Kết luận của chuyên gia Patrick Holford không phải là không có căn cứ.
Dữ liệu trước đây đã liên kết axit béo omega-3 với nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn. Từ đó làm dấy lên mối quan tâm ngày càng tăng về vai trò của omega-3 trong việc ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Tiến sĩ Wei Xu, chuyên gia dinh dưỡng thuộc khoa thần kinh tại Tập đoàn Bệnh viện Thành phố Thanh Đảo (Trung Quốc) và là cộng sự biên tập viên của Tạp chí Bệnh Alzheimer cùng các cộng sự của ông cho biết: Axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và có thể đặc biệt hữu ích cho những người có nguy cơ di truyền cao đối với bệnh Alzheimer.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Vi sinh, Đại học Cao đẳng Cork (Ireland), được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu cũng chỉ ra liên kết giữa lượng đường huyết cao với việc giảm khả năng nhận thức. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng việc tiêu thụ chế độ ăn nhiều đường huyết có liên quan đến hiệu suất nhận thức "kém hơn".
Cách bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống
Trong khi chất béo bão hòa được coi là "thủ phạm" làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe cao hơn, thì chất béo không bão hòa lại có tác dụng tăng cường sức khỏe. Omega-3 là một loại chất béo thuộc nhóm không bão hòa đa thể. Dưỡng chất này đã được chứng minh là rất tốt cho tim mạch, chẳng những hạn chế tỷ lệ mắc bệnh mạch vành mà còn có tác dụng điều hòa huyết áp và chống lại rối loạn nhịp tim. Không những thế, omega-3 còn là chất béo rất quan trọng để duy trì cấu trúc và chức năng của tế bào não.
Omega-3 có thể được tìm thấy trong cá hồi, cá thu, cá mòi, cá cơm, quả óc chó, hạt lanh và hạt chia... Hoặc bạn cũng có thể bổ sung các sản phẩm chứa omega-3 theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Khi mua các sản phẩm Omega 3, việc chú ý đến bảng dinh dưỡng và những nhãn thông tin được dán trên sản phẩm là vô cùng quan trọng.
Tình trạng sa sút trí tuệ có thể tăng vào mùa hè
Theo các chuyên gia, nắng nóng và ngày dài hơn có thể làm trầm trọng thêm một số triệu chứng sa sút trí tuệ, cụ thể là mất trí nhớ. Liban Saleh, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành tại CareCompare cho biết: Nhiệt độ cao mùa hè khiến cơ thể chúng ta có thể nhanh bị mất nước. Mất nước không chỉ là cảm giác khát nước, nó còn dẫn đến những trạng thái thể chất như là nhầm lẫn, thờ ơ, thậm chí là cáu kỉnh. Trong một vài khoảnh khắc, bạn có thể còn gặp khó khăn về nhận thức, đi kèm với mất trí nhớ.
Đồng ý với luận điểm này, Joy Henshaw, Giám đốc Điều hành đã Đăng ký tại Wellbeing Care, cho biết: "Điều quan trọng là mọi người cần giữ cho mình tâm trạng thoải mái, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, không để bản thân bị đói quá... Liệu pháp thư giãn, nghe nhạc nhẹ, hỗ trợ cảm xúc và tham gia các hoạt động hấp dẫn cũng có thể giúp giảm bớt sự kích động không nên có trong những tháng mùa hè".
Chuyên gia nói thêm rằng những người mắc bệnh này nên được theo dõi suốt cả ngày để họ không bị kiệt sức vì nóng hoặc say nắng để tránh bệnh nghiêm trọng thêm.
Theo nguồn: Expressdaily, News-medical