Tăng cường chế độ ăn chất xơ và giảm hấp thụ Carbonhydrate
Đã có những nghiên cứu cho thấy, trong bữa ăn với hàm lượng tinh chế Carbonhydrate cao, đặc biệt là nhiều đường và bột mì, có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp nghiêm trọng hơn. Với một chế độ ăn với lượng xơ thấp, chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với sự tăng C-reactive protein, một loại protein được dùng để đo chỉ số viêm.
Nếu như chất béo Hydrogenated và chất béo bão hoà là những tác nhân thúc đẩy gây viêm thì các chất béo lành mạnh như axit béo không bão hoà đơn thể và đặc biệt là omega-3 lại có thể giúp giảm viêm.
Plasma homocysteine là một axit amin trong máu, có liên quan đến việc gây viêm khớp. Một số nghiên cứu đã được tìm ra rằng nếu trong máu có lượng vitamin B cao thì sự tập trung của homocysteine sẽ giảm, dẫn đến giảm viêm.
Vậy nên việc bổ sung thêm nhiều vitamin B6, B12, và axit folic (vitamin B9) là rất cần thiết. Các vitamin này thường có nhiều trong ngũ cốc. Vitamin B12 có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm: cá, thịt, gia cầm, trứng, sữa và các sản phẩm sữa.
Tỏi, gừng và nghệ vốn được biết đến như là những vị thuốc chống viêm thuộc họ dược thảo, giúp chống khuẩn, giảm viêm và là dịu những cơn đau khớp.
Không những thế, một số nghiên cứu khoa học chứng minh được tỏi còn giúp hạ thấp lượng cholesterol, ngăn ngừa ung thư.
Vậy nên việc thêm các loại dược thảo này không chỉ giúp bạn tăng hương vị khi nấu ăn mà còn có lợi ích thiết thực về sức khoẻ. Bạn cũng nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ để tránh việc bổ sung quá nhiều sẽ có hại cho cơ thể. .
Nước không chỉ rất cần thiết cho cuộc sống mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sự bôi trơn và bảo vệ khớp. Bởi nếu không có đủ nước sẽ tăng sự ma sát giữa các bề mặt của sụn khớp, khiến sưng và cứng khớp, tăng sự đau nhức khớp.
Vì vậy tốt nhất, bạn nên luôn mang bên mình một chai nước để đảm bảo có thể uống nước bất kỳ khi nào. Nhìn chung, bạn nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
Thuỵ Nguyên