Trước đây, hầu hết các ngôi nhà ở khu vực nông thôn Trung Quốc sẽ được xây dựng theo kiểu nhà cấp 4 đơn giản. Tuy nhiên, khi kinh tế dần trở nên phát triển, người dân đã bắt đầu sửa sang nhà cửa và ưa chuộng các kiến trúc cao tầng, đồ sộ hơn. Gia đình ông La Bảo Căn ở tỉnh Chiết Giang là một trong số những trường hợp như vậy. 

Vốn là một người sống bằng nghề chăn vịt, ông La Bảo Căn dần phất lên nhờ khả năng và kĩ thuật làm chăn nuôi tốt. Đến năm 2001, khi trang trại chăn nuôi ổn định, ông đã tiết kiệm được khoản tiền để xây một căn nhà mới khang trang.

Ở thời điểm đó, ngôi nhà 5 tầng của La Bảo Căn với chi phí xây dựng 600.000 nhân dân tệ (hơn 2 tỷ đồng) được xem là một căn biệt thự hoành tráng nhất làng. Ông đã chi rất nhiều tiềm, trong đó có một phần vay mượn từ người thân quen để xây nhà, trang trí và mua đồ nội thất. Đây là cơ ngơi tâm huyết mà ông dành dụm cả đời mới có được.

Chê tiền đền bù ít, gia chủ quyết không di dời: Nằm trơ trọi giữa quốc lộ, chịu cảnh không có tường nhà, 4 năm sau rời đi vì một lý do- Ảnh 1.

Cơ ngơi 5 tầng của ông La Bảo Căn với chi phí xây dựng 2 tỷ đồng vào năm 2001

Nhưng chỉ được vài năm sống trong căn nhà mới, năm 2007, khu đất của La Bảo Căn lại nằm trong diện giải tỏa để xây ga tàu và buộc phải di dời. Mặc dù không hài lòng nhưng ông không hề lo lắng, vì nghĩ mình sẽ được một khoản đền bù xứng đáng. Tuy nhiên, khi hay tin chỉ được đền bù 260.000 nhân dân tệ (hơn 900 triệu đồng), ông La Bảo Căn thực sự bị sốc. 

Chỉ trừ gia đình La Bảo Căn, hầu hết dân làng đều đồng ý với chi phí đền bù và nhanh chóng chuyển đến nơi ở mới, để lại căn nhà 5 tầng của ông nằm trơ trọi giữa đường quốc lộ.

Không chỉ vậy, do trước đây nhà ông La Bảo Căn xây chung tường với nhà hàng xóm, dẫn đến khi nhà họ tháo dỡ thì nhà ông cũng bị hổng mất tường ở mặt bên. Thời gian sau đó, nhà ông phải chịu đựng tiếng ồn ào từ công trường xây dựng bên cạnh bất kể ngày đêm, cuộc sống vô cùng mệt mỏi.

Chê tiền đền bù ít, gia chủ quyết không di dời: Nằm trơ trọi giữa quốc lộ, chịu cảnh không có tường nhà, 4 năm sau rời đi vì một lý do- Ảnh 2.

Căn nhà 5 tầng có phần tường nhà trống hoác

Chê tiền đền bù ít, gia chủ quyết không di dời: Nằm trơ trọi giữa quốc lộ, chịu cảnh không có tường nhà, 4 năm sau rời đi vì một lý do- Ảnh 3.

Ông La Bảo Căn và căn nhà nằm trơ trọi giữa quốc lộ của mình

Khi nhà ga đi vào hoạt động, khu vực này ngày càng trở nên ầm ĩ, xe cộ ra vào ngày càng nhiều, tiếng còi xe, còi tàu hỏa vang lên suốt ngày đêm.

Sau nhiều năm sống trong căn nhà tạm bợ và điều kiện xung quanh bất lợi như vậy, mọi chuyện không hề thay đổi cho đến khi một cư dân mạng chụp được và đăng tải bức ảnh ngôi nhà của ông La. Ngay lập tức, câu chuyện về ngôi nhà "cứng đầu" nằm trơ trọi giữa đường gần ga tàu hỏa trở nên nổi tiếng và tạo ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.

Chê tiền đền bù ít, gia chủ quyết không di dời: Nằm trơ trọi giữa quốc lộ, chịu cảnh không có tường nhà, 4 năm sau rời đi vì một lý do- Ảnh 4.

Ga tàu hỏa được xây dựng gần khu vực nhà ông La Bảo Căn

Nhờ thông tin từ các cơ quan truyền thông, câu chuyện đằng sau gia đình La Bảo Căn cuối cùng cũng được dư luận biết đến. Lúc này, chính quyền địa phương quyết định liên hệ với ông và thương lương lại về chi phí đền bù. Kết quả, số tiền 260.000 nhân dân tệ (hơn 900 triệu) vẫn không thể thay đổi nhưng số tiền đền bù tính trên tổng diện tích đất đã được tăng lên hàng triệu nhân dân tệ (tương đương vài tỷ đồng). 

Đến lúc này, La Bảo Căn mới đồng ý vào thỏa thuận di dời. Vậy là sau 4 năm, cái kết có hậu đã đến với gia đình ông khi nhận được mức tiền đền bù hợp lý. Đồng thời, khu vực ga tàu cũng được trả lại cảnh quan thông thoáng, không còn bị một căn nhà lớn chắn giữa đường vào ga như trước đây nữa.