Tình yêu không thể ép buộc, hôn nhân cũng vậy. Cả nam và nữ nên thận trọng với chuyện tình yêu và kết hôn. Cưới xin là chuyện trọng đại nên đừng bao giờ bất cẩn với nó. Đôi khi chỉ vì sự qua loa của bản thân mà khiến cho mình ân hận cả đời.

01

Tết Nguyên Đán năm nay, Linh đã mạnh dạn chia sẻ rằng cuối cùng cô cũng đã thoải mái đón Tết. Tết không còn là một nỗi ám ảnh của cô nữa.

Điều gì đã khiến cho Linh, một người phụ nữ chưa đến 30 tuổi, trải qua một đời chồng lại “toát mồ hôi” khi nghĩ đến Tết như thế? Hóa ra, cô đã có một cái Tết ở nhà chồng chìm đắm trong đau khổ. Linh phân vân rất lâu và quyết định chấm dứt nó, làm lại cuộc đời mình.

Linh và Hùng - chồng cô, quen nhau qua lời giới thiệu của bạn bè. Khi đó, Linh 27 tuổi, độc thân nhiều năm, chưa kiếm được người đàn ông phù hợp để yêu và kết hôn. Bố mẹ cô vô cùng lo lắng và thúc giục suốt ngày. Vì vậy, cô ngán luôn những dịp gia đình tụ tập vì sợ bị hỏi han.

Sau này, bạn Linh giới thiệu Hùng cho cô. Hùng có ngoại hình tương đối bình thường, làm việc trong một doanh nghiệp khá lớn và có vẻ chín chắn. Tự nhận thấy bản thân mình không lấy gì làm xuất sắc nên Linh cũng ưng ý với Hùng.

Hùng cũng thừa nhận rằng chưa yêu ai bao giờ, Linh chính là mối tình đầu của anh. Linh không tin bởi đối với cô, Hùng rất ưu tú. Mãi đến sau này, Linh nhận ra những điều Hùng nói hoàn toàn chính xác bởi những gì anh đang có.

Nhiều lúc, sự thúc giục của bố mẹ khiến cho các cô gái “nhắm mắt làm bừa” mà chẳng thèm quan tâm đến đối tượng có phù hợp với mình hay không. Đó có lẽ là bước đầu tiên tạo nên một cuộc hôn nhân kém hạnh phúc!

“Ở cái nhà này mẹ tôi là nhất”, câu nói của người chồng biến ngày Tết của vợ thành nỗi đau và bài học nhớ đời của phụ nữ chọn chồng nhớ tránh xa “con trai cưng của mẹ” - Ảnh 1.

02

Hùng không có người yêu vì anh không có thời gian và đơn giản là các cô gái sẽ không lựa chọn gắn bó lâu dài, nghiêm túc với anh.

Quê Hùng ở một nơi xa xôi và hẻo lánh. Bố mẹ Hùng làm nông, trên anh có 3 chị gái và một em gái sau anh. Cha mẹ Hùng đều là nông dân. Vì nghèo khó từ nhỏ nên Hùng luôn cố gắng trong học tập để thay đổi số phận mình. Và cũng bởi nhà chỉ có anh là con trai nên bố mẹ vô cùng cưng chiều. Sự cưng chiều ấy lớn đến mức bà coi con trai mình là nhất, bất chấp tất cả mọi thứ.

Sau này Hùng học đại học, gia đình đã phải vay ngân hàng khá nhiều. Sau khi tốt nghiệp, Hùng ở lại thành phố làm nhưng hàng tháng vẫn gửi tiền về trả nợ và chu cấp cho gia đình.

Cũng vì điều này mà nhiều cô gái sau khi biết đã lựa chọn rời xa. Đi làm vài năm, Hùng chẳng có đồng nào tích lũy, gia đình chồng hoàn toàn không nhờ vả được gì, có mấy ai cảm thấy hứng thú cơ chứ.

Thế nhưng Linh lại lấy đó làm thương cảm. Đàn ông tự lực cánh sinh khiến cho cô cảm thấy Hùng rất ổn, rất chăm chỉ. Một thời gian sau, cô đồng ý kết hôn dù bố mẹ ngăn cản bởi khoảng cách hai bên khá xa. Quê Linh cách quê Hùng đến cả 700 km. Nhà nội lại khó khăn, quá mức nặng gánh. Tuy nhiên, Linh kiên quyết lên xe hoa với Hùng.

Sau khi kết hôn, Linh dần dần nhận ra sự lựa chọn của mình có những điểm không ổn. Hùng phải lo toan cho cả nhà mình, đôi khi là phần đa số tiền anh làm ra được. Linh sống với Hùng cũng phải lên kế hoạch chi tiêu cẩn thận, không dám tùy hứng dù chỉ một xu. Cuộc sống chật vật sau hôn nhân dần dần khiến cô thấy lời khuyên của mẹ năm đó là quá chính xác.

Hôn nhân không tồn tại dựa trên sự khâm phục hay tâm đắc về đối phương, nó là thực tế của cơm, áo, gạo, tiền và những đặc điểm trần trụi nhất về người bạn đời buộc ta phải chấp nhận.

“Ở cái nhà này mẹ tôi là nhất”, câu nói của người chồng biến ngày Tết của vợ thành nỗi đau và bài học nhớ đời của phụ nữ chọn chồng nhớ tránh xa “con trai cưng của mẹ” - Ảnh 2.

03

Đến Tết, Hùng đưa vợ về nhà ăn Tết. Vì tiết kiệm tiền, thay vì đi máy bay, họ đã ngồi xe khách, chuyển xe đến 3 lần cho chặng đường 700 km.

Khi đón năm mới ở nhà chồng, Linh hoang mang bởi một mình cô đứng bếp chuẩn bị 9 mâm cỗ cho 3 ngày cúng mà chẳng được mẹ chồng hay chị gái, em gái chồng giúp. Theo phong tục quê Hùng, mâm cỗ phải có đầy đủ và nhiều món cầu kỳ, kèm theo cả bánh mật, bánh rán phải làm khá lâu. Điều này khiến Linh “đánh vật” rất lâu và nhờ cậy chồng, ai dè anh ta gạt đi và bảo rằng con dâu phải làm tất cả mọi việc, mẹ anh ta dạy thế từ nhỏ đến lớn.

Hùng muốn thể hiện rằng mình đã có vợ, mẹ nên nghỉ ngơi hưởng phúc nên bắt buộc Linh tự tay làm tất cả. Về Tết mà cô lầm lũi cả ngày trong bếp chẳng có một khoảng thời gian nghỉ ngơi nào.

Nhưng đỉnh điểm của sự đau khổ là Linh không được ngồi cùng mâm ăn cỗ với nhà chồng. Mẹ chồng Linh nói rằng ở quê, dâu mới thì phải dọn dẹp ở bếp, chờ gia đình ăn xong thì bê xuống rồi mới ăn.

Linh bực bội lắm và cho rằng đây là hành vi phân biệt. Cô chạy đi tìm chồng để kể lại, hi vọng anh nói giúp mình vài câu, ai ngờ Hùng còn mắng Linh và cho rằng bao nhiêu đời con dâu ở quê đều như vậy, Linh đừng có cãi.

Dù tức tối nhưng Linh vẫn ngậm ngùi chịu đựng. Tiếp đó, cái mà Linh phải chịu lại là những lời nói chê bai cô thẳng thừng.

Biết Linh là gái thành phố, hàng xóm láng giềng sang chúc Tết rồi khen ngợi, hỏi han cô. Trước mặt nhiều người, mẹ chồng Linh lại nói rằng con dâu phải tu nhiều kiếp mới cưới được con mình. Hùng ưu tú như thế thì chuyện gái thành phố xếp hàng là điều bình thường. Hùng cười hềnh hệch với lời khen của mẹ, Linh vẫn nhịn.

“Ở cái nhà này mẹ tôi là nhất”, câu nói của người chồng biến ngày Tết của vợ thành nỗi đau và bài học nhớ đời của phụ nữ chọn chồng nhớ tránh xa “con trai cưng của mẹ” - Ảnh 3.

Một bà dì của Hùng sang chơi rồi bắt đầu nói đến chuyện sinh con đẻ cái của Linh và Hùng. Đáng buồn thay, họ lại chê bai Linh nhỏ người, chẳng biết sinh được mấy lần. Mẹ chồng hùng hổ nói thẳng:

“Sinh được đến khi nào có con trai thì thôi chứ. Nếu không được thì con trai tôi sẽ kiếm người khác làm điều đó cho nó”.

Sự không tôn trọng ấy khiến Linh khó chịu, cô ngay lập tức phản kháng và “ẵm trọn” một cái tát từ chồng. Hùng trợn mắt, mặt đỏ gay gào lên rằng Linh hỗn láo.

“Ở cái nhà này, mẹ tôi là nhất. Cô là gì mà dám cãi lời mẹ tôi. Cô chỉ là vợ của tôi thôi. Vợ thì làm gì có quyền lên tiếng”.

Nhìn Hùng, Linh choáng váng, len lỏi vào đó là nỗi đau đớn như xé tâm can. Cô không ngờ cuộc đời mình lại rơi vào hoàn cảnh éo le đến thế. Những tháng qua sống chung, sự nghe lời mẹ nhất nhất của chồng chỉ thể hiện đôi chút. Vài ngày Tết, Linh đã được trải nghiệm thế nào là địa ngục hôn nhân, cưới nhầm phải “con trai cưng của mẹ”, không có chính kiến, chỉ biết làm theo ý mẹ.

Ngay sau đó Linh gấp quần áo, rời nhà Hùng đi ngay trong đêm. Về lại nhà mình vào ngày mùng 3 Tết, Linh rơi nước mắt với bố mẹ, đệ đơn ly hôn.

Khi đối mặt với hôn nhân, phụ nữ đừng nhân nhượng mà hãy có mấu chốt của chính mình. Cả trong việc chọn bạn đời hay ứng xử với nhau trong thời gian chúng sống cũng nên kỹ càng và tự đặt ra quy chuẩn cho riêng mình.

Với trường hợp mẹ chồng luôn coi con mình là nhất, coi thường luôn những người khác bao gồm cả con dâu thì phụ nữ nên tránh xa. Đàn ông quá mức nghe lời mẹ cũng nên liệt kê vào nhóm cần xem xét. Dây dưa với những người ấy sẽ thật sự mang đến nỗi khổ sở sâu sắc.