Đắp gừng tươi vào chân - Công thức đơn giản giúp tăng cường sức khỏe mùa lạnh

Là một loại gia vị quen thuộc trong bếp của người Việt, gừng còn vô cùng được coi trọng trong Đông y, được tôn là thuốc quý lại có giá cực rẻ. Đặc biệt, có vô vàn những mẹo hay từ củ gừng giúp tăng cường sức khỏe lên thấy rõ.

Để có thể phát huy công dụng này tốt nhất, bạn cần chuẩn bị những lát gừng tươi. Trước khi đi ngủ, dùng những lát gừng tươi này đắp dưới lòng bàn chân khoảng 30 phút. Nên thực hiện trước khi đi ngủ để phát huy công dụng rõ nhất.

Chỉ cần vài lát gừng và đắp đúng "vị trí vàng" sau, Đông y khẳng định bạn sẽ vừa khỏe vừa thơm! - Ảnh 1.

Là một loại gia vị quen thuộc trong bếp của người Việt, gừng còn được Đông y vô cùng coi trọng, tôn là thuốc quý lại có giá cực rẻ.

Cụ thể, hành động này giúp đẩy thấp khí ra ngoài cơ thể. Vào những ngày tiết trời thu đông lạnh lẽo như hiện nay, mẹo hay này giúp bạn đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể sau một ngày đi làm, đi ngoài đường, giữ ấm chân, tránh hàn khí xâm nhập. Mẹo nhỏ này cũng giúp phòng ngừa cảm mạo cực tốt mà không phải lo tác dụng phụ.

Trong những ngày lạnh thường xuyên đi giày kín, nếu chẳng may bị hôi chân thì đắp gừng tươi vào chân theo cách này giúp diệt khuẩn cực tốt. Ngay cả khi không mắc bệnh gì, đắp gừng tươi vào chân cũng rất tốt cho sức khỏe nhờ công dụng dưỡng tâm, an thần. Hương thơm từ gừng giúp xua tan cảm xúc tiêu cực cũng như áp lực hình thành từ cuộc sống, tăng cường chất lượng giấc ngủ.

Đắp gừng tươi vào chân trước khi ngủ rất tốt nhưng cần lưu ý để phát huy hiệu quả tốt nhất

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), đắp gừng tươi vào chân đem lại nhiều công dụng sức khỏe, nhất là vào mùa lạnh.

Chỉ cần vài lát gừng và đắp đúng "vị trí vàng" sau, Đông y khẳng định bạn sẽ vừa khỏe vừa thơm! - Ảnh 3.

Chuyên gia nhận định, gừng là một vị thuốc rẻ tiền ngay trong nhà bạn. Gừng còn có tên gọi khác là sinh khương, can khương, bạch khương, hắc khương – tùy theo dạng khô hay tươi, màu trắng hay đen. Tùy từng loại gừng sẽ có tính chất khác nhau một chút.

Trong đó, gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm. Gừng tươi có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Dùng 4-8 g sắc nước uống. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng gừng. Tốt nhất là nên thảm khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng hay không.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, đắp gừng vào chân chữa bệnh cũng như tăng cường sức khỏe là mẹo hay hoàn toàn có thể ứng dụng trong thực tế.

Chỉ cần vài lát gừng và đắp đúng "vị trí vàng" sau, Đông y khẳng định bạn sẽ vừa khỏe vừa thơm! - Ảnh 4.

Gừng là một vị thuốc rẻ tiền ngay trong nhà bạn.

Vì sao cần đắp gừng tươi vào chân? Cụ thể hơn là chà xát dưới lòng bàn chân. Chuyên gia lý giải thêm, lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân. Do đó, đắp gừng tươi vào lòng bàn chân, kết hợp xoa bóp đúng cách trong thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày giúp phát huy hiệu quả chữa bệnh, tăng cường sức khỏe cực tốt.

"Đặc biệt, hành động này giúp đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể luôn ấm áp, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh cảm mạo, phong hàn. Hương thơm từ gừng tươi cũng giúp cơ thể bạn khỏe khoắn, tinh thần minh mẫn hơn mỗi ngày, đặc biệt còn có những hoạt chất khử mùi hôi chân", lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.

Vì sao lại cần thực hiện ở lòng bàn chân? "Nguyên nhân là ở bàn chân có gan bàn chân. Lá gan bàn chân rất quan trọng. Lá gan này có khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh và ngược lại. Đó là lý do vì sao người ta nói chỉ cần massage bàn chân là không cần xoa bóp, bấm huyệt tại những khu vực khác trên cơ thể nhưng vẫn đem lại hiệu quả chữa bệnh nhất định", lương y Bùi Hồng Minh nói.

Chuyên gia lưu ý, đắp gừng tươi vào chân rất tốt, rất dễ thực hiện nhưng không được làm khi chân đang có vết thương dù nặng hay nhẹ. Nguyên nhân do gừng có tính ấm, sinh nhiệt có thể gây kích thích da, vết thương khó lành hơn. Thời gian đắp gừng tươi ở chân không nên để quá 30 phút để vừa phát huy tác dụng vừa không gây kích ứng cơ thể...