Lần đầu tuyển sinh khối C tại trường Đại học Y Hà Nội

Là ngôi trường luôn ở vị trí “top” 1 bởi điểm đầu vào ở mức cao “ngất ngưởng”, điểm chuẩn trúng tuyển vào trường Đại học Y Hà Nội được nhiều thí sinh mong chờ. Điểm chuẩn ĐH Y Hà Nội năm nay từ 19 đến 28,83. Bất ngờ điểm cao nhất là ngành tâm lý học ở khối C00 với 28,83 điểm. Đây là lần đầu tiên trường Đại học Y Hà Nội tuyển ngành này, cũng là lần đầu xét tuyển bằng khối C00.

Ở tổ hợp truyền thống B00, điểm chuẩn ngành Y khoa cao nhất với 28,27 điểm. Ở khối D01(Toán, Văn, Anh ) và B00 (Toán, Hoá, Sinh) vào ngành tâm lý học, thí sinh cần đạt lần lượt là 26,86 và 25,46 điểm.

photo-1724398862303

photo-1724398871820

Điểm chuẩn Trường Đại học Y Hà Nội năm 2024.

Trong những năm gần đây, tâm lý học đã dần trở thành một lĩnh vực phổ biến và được tích hợp vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường học ở Việt Nam. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa nắm rõ về sự đa dạng trong ứng dụng của ngành tâm lý học vào đời sống và các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Điều này dẫn đến việc họ cho rằng cơ hội việc làm trong ngành này còn hạn chế và không rõ ràng.

Trên thực tế, tâm lý học là một ngành khoa học chuyên sâu nghiên cứu về các hiện tượng liên quan đến tâm lý và nội tâm con người. Các vấn đề tâm lý bao gồm hành vi, tinh thần, tư tưởng, cách suy nghĩ và cảm xúc.

Ở Đại học Y Hà Nội, chỉ có duy nhất 1 ngành tuyển sinh khối C: Điểm chuẩn năm nay khiến nhiều người bị sốc, dự đoán sẽ

Là ngôi trường luôn ở vị trí “top” 1 bởi điểm đầu vào ở mức cao “ngất ngưởng”, điểm chuẩn trúng tuyển vào trường Đại học Y Hà Nội được nhiều thí sinh mong chờ.

Ngành tâm lý học tập trung vào việc khám phá và làm sáng tỏ bản chất con người thông qua việc nghiên cứu và đánh giá các yếu tố môi trường cùng những tác động bên ngoài đến tâm lý. Bên cạnh việc nghiên cứu, ngành này còn cung cấp những phân tích sâu sắc về quá trình tư duy, cách thực hiện và lý giải các hành vi của con người.

Ngành học mới nhưng không xa lạ, cơ hội việc làm rộng mở

Trong những năm gần đây, tâm lý học đã ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam. Nhiều cơ sở giáo dục đã đưa tâm lý học vào chương trình giảng dạy, với các chuyên ngành chính như Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học phát triển trẻ em và vị thành niên, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học đường, Tham vấn tâm lý, Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học tổ chức nhân sự, và Tâm lý học quản trị kinh doanh.

photo-1724399244398

Trong những năm gần đây, tâm lý học đã ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam.

Đặc biệt, không ít chuyên gia dự báo, ngành học Tâm lý học sẽ khát nhân lực trong tương lai gần.

“Xã hội ngày càng phát triển, những vấn đề về tâm lý con người ngày càng nhiều, chúng ta quan tâm tới cảm xúc, đời sống tinh thần. Trong khi đó, ngành Tâm lý học ở Việt Nam đang phải đối mặt với khủng hoảng nguồn nhân lực, thậm chí nhiều lĩnh vực không có nhân lực. Vì vậy, trong tương lai rất gần, sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có cơ hội việc làm rộng mở” - TS Nguyễn Phi Long - Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Phụ nữ Việt Nam nhận định với truyền thông.

Chia sẻ về mức lương dành cho nhân lực trong ngành này, TS Nguyễn Phi Long cho biết: “Nhìn chung, thu nhập của người làm chuyên viên tâm lý cao hơn nhiều ngành nghề khác, mức đãi ngộ còn phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí việc làm, năng lực cũng như khả năng đáp ứng công việc của từng cá nhân”.

Sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học có thể theo đuổi nhiều con đường nghề nghiệp khác nhau, bao gồm tham vấn tâm lý, giảng dạy tâm lý, giảng dạy kỹ năng sống và kỹ năng xã hội cảm xúc, làm việc trong lĩnh vực nhân sự, nghiên cứu khoa học, can thiệp và trị liệu tâm lý cho trẻ em, huấn luyện sức khỏe tinh thần, và tham vấn hướng nghiệp. Sự phát triển không ngừng của các ứng dụng tâm lý học cũng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới cho sinh viên trong tương lai.

Ở Đại học Y Hà Nội, chỉ có duy nhất 1 ngành tuyển sinh khối C: Điểm chuẩn năm nay khiến nhiều người bị sốc, dự đoán sẽ

Không ít chuyên gia dự báo, ngành học Tâm lý học sẽ khát nhân lực trong tương lai gần.

Trong lĩnh vực doanh nghiệp, các chuyên gia tâm lý nhân sự có thể áp dụng kiến thức của mình để hỗ trợ tâm lý cho nhân viên, quản lý căng thẳng và giảm áp lực, giải quyết xung đột trong công việc và mối quan hệ. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân lực, tuyển dụng và phát triển nhân tài, đào tạo nhân sự, tăng cường động lực làm việc, và tư vấn cải thiện môi trường làm việc để phù hợp hơn với nhu cầu của nhân viên.

Tâm lý học là ngành học đặc thù liên quan đến sức khỏe con người. Vì vậy người học cần đáp ứng những tiêu chí nhất định để có thể theo học và gắn bó với nghề. Trong ngành Tâm lý, muốn trị liệu, tư vấn, đưa ra lời khuyên cho người khác, trước hết bạn phải kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân. Tiếp theo, phải có nền tảng kiến thức vững chắc, có sự hiểu biết và cập nhật những kiến thức mới nhất về khoa học, tâm lý lâm sàng, bệnh học tâm thần, các liệu pháp tâm lý. Từ đó, đưa ra lời khuyên, phương pháp trị liệu tốt nhất. Vì vậy, sinh viên cần đề cao việc học tập và thực hành ngay khi còn ngồi trên giảng đường.

(Ảnh: Internet)