Câu chuyện của Ameerah Al Taweel giống như những gì bạn thấy về các công chúa trong phim hoạt hình Disney: Almeerah được mẹ và ông bà nuôi dưỡng tại Riyadh, Ả Rập Saudi sau khi cha mẹ cô ly hôn. Cuộc đời của cô có những bước ngoặt khi năm 18 tuổi, cô có một buổi phỏng vấn với hoàng tử Alwaleed Bin Talal.

Buổi trò chuyện 10 phút đã kéo dài thành 2 tiếng đồng hồ. Và 9 tháng sau, từ buổi gặp đầu tiên đó, hai người đã làm đám cưới. Trong các câu chuyện cổ tích, có lẽ đó sẽ là cái kết thúc có hậu cho một cô gái xinh đẹp, lấy được chàng hoàng tử giàu có và đẹp trai nhất thế giới.

 - Ảnh 1.
Công chúa AlAmeerah Al Taweel xinh đẹp của xứ Ả Rập Saudi.

Tuy nhiên, với Al Taweel, đó mới chỉ là sự bắt đầu: "Tôi không muốn trở thành những cô gái không biết làm gì", Al Taweel nói. "Tôi muốn tạo nên tầm ảnh hưởng cho mọi người".

Và những gì Al Taweel làm đã khiến nhiều người ngưỡng mộ. Điều mà công chúa muốn làm nhất cho đất nước này và toàn thế giới là tạo nên quyền bình đẳng cho phụ nữ. Al-Taweel biết rằng ở quốc gia như Ả Rập Saudi, nơi mà phụ nữ đi làm phải có sự cho phép của người giám hộ, đây là một điều thực sự khó khăn.

 - Ảnh 2.
Ameerah Al Taweel trong các cuộc họp quốc tế.

Bằng sự nỗ lực của mình, cô đã thành lập Quỹ Alwaleed Bin Talal và trở thành tiếng nói cho quyền của những người phụ nữ tại Trung Đông. Cô đã lên tiếng để phụ nữ được lái xe, được thừa kế công bằng và được quyền nuôi con sau khi ly hôn.

"Những người phụ nữ tại Ả Rập Saudi đang làm được những điều phi thường và chúng tôi đang cố gắng giành lại quyền cho phụ nữ", Taweel chia sẻ. "Tôi muốn trở thành một người mà khi những người phụ nữ nói với con gái họ, họ sẽ nói rằng: hãy nhìn kìa, dù có ly hôn với chồng, cô ấy vẫn là người phụ nữ độc lập và đang làm những điều tốt đẹp nhất cho dân tộc mình".

 - Ảnh 3.
Alwaleed Bin Talal tích cực hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới tại Ả Rập.

Không chỉ giải quyết các vấn đề nhân đạo tại Ả Rập Saudi, Taweel còn muốn đem tiếng nói của mình đến toàn thế giới. Cô đã ghé thăm hơn 70 quốc gia và giúp người dân tại nhiều nước, đặc biệt là phụ nữ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Công chúa đã giúp nhiều nước nghèo đối diện với nạn đói và những hậu quả của rủi ro thiên tai. Taweel tích cực hoạt động trong các tổ chức tình nguyện, lập nên các khu trại tị nạn ở Tây Phi, hỗ trợ các nạn nhân vùng lũ lụt tại Pakistan. Taweel cũng thành lập trung tâm Hồi giáo học tại đại học Cambridge và nhận nhiệm vụ giúp đất nước Somalia.

 - Ảnh 4.

 - Ảnh 5.
Không chỉ tại Ả Rập Saudi, tầm ảnh hưởng của cô đã lan ra toàn thế giới.

Ameerah Al Taweel cũng là một trong những người phụ nữ đầu tiên tại Ả Râp Saudi từ chối mặc abayas - trang phục truyền thống của phụ nữ theo đạo Hồi nhằm che toàn bộ cơ thể. Sau đó, Taweel chuyển dần sang các trang phục hiện đại khác.

Tuy nhiên, dù khoác lên mình những bộ trang phục hiện đại, công chúa vẫn không quên sử dụng các chi tiết truyền thống để làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Trung Đông.

 - Ảnh 6.
Những bộ trang phục đời thường của công chúa Ameerah kết hợp cả vẻ hiện đại và cổ truyền.

Với nhiều người, công chúa Ameerah là tấm gương và một biểu tượng về người phụ nữ hiện đại tại quốc gia Hồi giáo này. Cô lái xe đi làm, tốt nghiệp trường đại học danh tiếng tại Mỹ. Cô gái 32 tuổi này không chỉ có sắc đẹp mặn mà, thu hút mà còn có một trí tuệ thông thái, một trái tim ấm áp.

Cùng với các hoàng tử công chúa khác, Ameerah đang xây dựng lên hình tượng mới cho thế hệ gia đình hoàng gia hiện đại mang vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn.

 - Ảnh 7.

Theo Kenh14/Trí thức trẻ